Thời gian qua chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn trên khắp cả nước hỏi về cách thức tìm hiểu báo cáo của một công ty niêm yết để quyết định đầu tư. Hôm nay chúng tôi trình bày sâu hơn cách thức để chọn được cổ phiếu tốt trước khi ra quyết định đầu tư, đó là cách xem xét BÁO CÁO TÀI CHÌNH (bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ), của các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán. Hàng quý và hàng năm các công ty niêm yết trên sàn giao dịch (HOSE) bắt buộc phải công bố báo cáo tài chính công khai cho nhà đầu tư xem xét tình hình họ đang kinh doanh làm ăn ra sao, để họ quyết định mua bán cổ phiếu của các công ty này.
BÀI 1 - Chúng ta cùng tìm hiểu về BÁO CÁO KẾ QUẢ KINH DOANH.
- Doanh thu bán hàng. Đây là báo cáo chỉ ra doanh thu bán hàng mỗi tháng/quý/năm của công ty đạt được báo nhiêu. (Dựa trên hóa đơn tài chính xuất bán ra theo quý định luật thuế VAT).
- Giá vốn hàng bán. Là tổng chi phí bỏ ra để tạo ra doanh thu nêu trên. Đối với Công ty sản xuất thì giá vốn = Chi phí nguyên vật liệu + chi phí nhân công (Lương và các khoản phúc lợi Bảo hiểm xã hội, BH y tế, BH Thất Nghiệp, ...) + Chi phí quản lý chung phát sinh trong quá trình sản xuất như chi phí khấu hao tài sản cố định (mặt bằng, máy móc thiết bị, tài sản khác), và các chi phí phân bổ khác ...
(Lưu ý đối với các Công ty nước ngoài họ tách chi phí khấu hao ra khỏi chí phí sản xuất chung để tính chỉ số EBITDA - lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay).
Đối với Công ty dịch vụ thì giá vốn hàng bán là tổng chi phí bỏ ra để thực hiện doanh thu này, còn đối với Công ty thương mại giá vốn hàng bán chính là chi phí mua hàng vào để bán ra.
- Lãi gộp: là tổng thu bán hàng trừ đi giá vốn hàng bán, nêu trên.
Ví dụ cho dễ hiểu nhé. Khi xem báo cáo kết quả kinh doanh quý 2/2021 của công ty A, chúng ta thấy ghi nhận Doanh thu bán hàng 10 tỷ đồng, Giá vốn hàng bán 7 tỷ đồng, lãi gộp từ hoạt động kinh doanh sẽ là 3 tỷ.
===========
Hôm nay chúng ta tạm đọc hiểu tới đây thôi, bài tập thực hành là chúng ta vào website của các công ty đang niêm yết trên HOSE, down load BCTC về xem báo cáo này để hiểu được nó là ổn.
===========
Hôm nay chúng ta xem tiếp các chỉ tiêu còn lại để kết thúc bài 1.
- Doanh thu tài chính là phần lọi nhuận có được từ việc đầu tư tài chính, thường chỉ tiêu này là lãi tiền gửi ngân hàng.
- Chi phí tài chính, là chi phí bỏ ra đầu tư tài chính, thông thường chỉ liên quan đến lãi vay và chi phí phải trả cho ngân hàng.
- Chi phí bán hàng, là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng, như lương, chi phí vận chuyển, đóng gói, hoa hồng, tiếp thị, nghiên cứu phát triển sản phẩm ...
- Chi phí quản lý, là các khoản chi liên quan đến lương + chi phí đãi ngộ theo lương của bộ phận quản lý; văn phòng phẩm, mặt bằng, điện, nước, điện thoại, internet ....
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh = Lãi gộp + Doanh thu tài chính - Chi phí tài chính - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý.
- Thu nhập khác, thường liên quan đến các khoản thu nhập từ việc thanh lý tài sản cố định ....
- Chí phí khác, thường liên quan đến các chi phí thanh lý tài sản cố định và các khoản phạt vi phạm hành chính thuế ....
- Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác.
- Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD + Lợt nhuận khác.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp = 20% x lợi nhuận trước thuế.
- Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) = Lợi nhuận sau thuế/Tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Tóm lại.
Ở bài 1 này chúng ta cần quan tâm đến các chỉ tiêu Lãi gộp, Lãi ròng sau thuế và Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu. là các chỉ tiêu chính để đánh giá việc tăng trưởng đểu đặn hàng năm của một công ty và nên xem xét ít nhất là từ 5 năm - 10 năm gần nhất. Như vậy nếu chúng ta thấy có sự tăng trưởng nhất quán, đều đặn, bền vững là chúng ta đã chọn được cổ phiếu tốt để đầu tư rồi.
Chúc các bạn thành công!