ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN DÀNH CHO NGƯỜI KHÔNG CHUYÊN

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Giao Lưu Bè Bạn»Giao Lưu Bạn Bè»ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN DÀNH CHO NGƯỜI KHÔNG CHUYÊN

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN DÀNH CHO NGƯỜI KHÔNG CHUYÊN

Chào buổi sáng đầu tuần!

 

Bài 2- BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN.

 

Hôm nay chúng tôi trình bày tóm tắm các nội dung các bạn cần xem một bảng cân đối kế toán của công ty công bố với các nội dung chủ yếu cần xem để đánh giá tình hình tài chính của công ty đó trước khi đặt mua cổ phiếu.

 

- Đầu tiên chúng ta phải hiểu Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: Phần 1 là Tổng tài sản = phần 2 là Tổng nguồn vốn. 

- Tổng tài sản = Tài sản ngăn hạn (bao gồm tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, hàng tồn kho .... + Tài sản dài hạn (bao gồm tài sản cố định: đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, tài sản đầu tư dở dang khác ....).

- Tổng nguồn vốn = Nợ ngắn hạn (bao gồm nợ phải trả nhà cung cấp, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ vay ngân hàng ngắn hạn......) + Nợ dài hạn (bao gồm nợ vay dài hạn, nợ phải trả dài hạn khác ...)+ Và Vốn chủ sở hữu (Vốn góp + lợi nhuận chưa chia + Cổ phiếu quỹ ...)

- Như vậy để xác định tài sản ròng của một công ty (hay còn gọi là Vốn chủ sở hữu) = Tổng tài sản - Tổng nợ. Và như vậy chúng ta sẽ thấy được công ty này giàu có hay âm vốn chủ sở hữu để quyết định đầu tư hay tránh xa cổ phiếu công ty này càng sớm càng tốt.

 

Các chỉ số cần xem chính dựa trên bảng cân đối kế toán: 

1. Đánh giá tiền mặt (tiền để tại quỹ công ty + tiền gửi ngân hàng), Nếu công ty không có tiền mặt chứng tỏ họ đang gặp khó khăn, hãy tránh xa nó ra.

2. Đánh giá hệ số Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn, hệ số này phải >1, cá nhân chúng tôi chỉ quyết định đầu tư khi hệ số này lớn hơn gấp đôi hoặc gấp rưỡi để tránh rủi ro.

Trong nợ ngắn hạn cần chú ý khoản nợ thuế, nếu có khoản nợ này chứng tỏ công ty đó có ít tiền mặt, vì thuế là nghĩa vụ bắt buộc phải chi trả nếu không sẽ bị phạt rất nặng, lãi tính theo ngày + phạt vi phạm hành chính thuế. Và nợ vay ngắn hạn ngân hàng đến hạn phải trả, cũng là khoản bắt buộc nếu vi phạm ngân hàng sẽ đánh giá là công ty có phát sinh nợ xấu và khó có thể đi vay vì thông tin này đã bị nêu tên trên hệ thống quản lý ngân hàng Nhà nước (CIC). Lưu ý: Tiền mặt lúc nào phải lớn hơn nợ ngắn hạn phải trả ngân hàng.

3. Xem các khoản nợ phải thu có thay đổi hay không? để đảm bảo bán hàng thu được nợ mà không bị mất vốn; đồng thời xem hàng tồn kho có thay đổi không để đảm bảo hàng hóa được luân chuyển tốt, tránh tồn nhiều, hư hàng, mất giá trị do tồn kho lâu ngày không bán được hàng.

====== 

Tạm thời chúng ta dừng lại tại đây, các bạn tìm BCTC công ty trên mạng và xem để thấu hiểu trước đã nhé.  

====== 

Hôm nay chúng tôi sẽ tiếp tục bài 2 bằng các ghi chú về tầm quan trọng của khoản mục Vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán để các bạn xem kỹ và quyết định mua cổ phiếu để tìm kiếm lợi nhuận.

Về nguyên tắc vận hành vốn chủ sở hữu: Nguồn thứ nhất - chúng ta phải hiểu là khi chúng ta bỏ tiền ra mua cổ phiếu ngay từ những ngày đầu nghĩa là chúng ta đang góp vốn của mình vào một công ty, hay chúng ta đang bỏ vốn vào kinh doanh để mong muốn co được lãi; chính vì lẽ đó nên các công ty cổ phần đều được hình thành từ các cổ đông bỏ vốn ra góp vào để thành lập công ty, do vậy vốn góp này gọi là vốn chủ sở hữu; Nguồn thứ hai - tồn tai là lợi nhuận sau một năm, hai năm .... chúng ta tích lũy được sau một chu kỳ kinh doanh, và nguồn thứ ba - là khi chúng ta quyết định huy động thêm vốn để mở rộng kinh doanh, nghĩa là chúng ta kêu gọi nhà đầu tư bỏ thêm vốn vào công ty thông qua hình thức phát hành thêm một lượng cổ phiếu mới. Ngay tại thời điểm phát hành thêm cổ phiếu mới chúng ta phải cân nhắc hiện tượng pha loãng giá cổ phiếu.

Vì dụ: Cty ban đầu có vốn chủ sở hữu (VCSH) là 1 tỷ đồng, số lượng cổ phiếu tương ứng 100.000 cổ phiếu (theo quy định của Luật CK, Luật DN thì mệnh giá mỗi cổ phiếu là 10.000 đồng), giả sử công ty đang có Lợi nhuận tích lũy chưa chia là 200 triệu đồng # 20%/VCSH, và giá cổ phiếu công ty trên thị trường đang được giao dịch mua bán là 12.000 đồng/cổ phiếu (PM). Vậy nếu chúng ta tham gia góp vốn ban đầu và mua với giá 10.000 đồng thì nay đã có lãi 2.000 đồng nếu bán ra cổ phiếu này. Nhưng chúng ta quyết định nắm giữ để chờ giá lên do công ty đang kinh doanh tốt; và để tiếp tục mở rộng hoạt động công ty ngoài lợi nhuận tích lũy chưa chia giúp tăng vốn hoạt động cho công ty thì nay Công ty quyết định phát hành thêm 30.000 cổ phiếu nữa và bán với giá gốc là 10.000 đồng/cổ phiếu. Theo điều lệ công ty phải ưu tiên bán cho cổ đông hiện hữu, nếu cổ đông đó không mua thì mới được bán ra bên ngoài. Vậy nếu bạn không mua thì giá cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ sẽ bị Pha loãng bởi khi lượng cổ phiếu tăng lên, giả sử công ty làm ăn không đạt được lợi nhuận kỳ vọng 20%/VCSH như trước thì chắc chắn thị trường sẽ định giá cổ phiếu giảm xuống có thể là 11.000 đồng/cổ phiếu, như vậy bạn sẽ mất đi 1.000 đồng do chưa kịp bán ra.

Mặt khác, chúng ta lấy tổng lợi nhuận chưa chia/tổng số cổ phiếu đang lưu hành sẽ thấy lợi nhuận này bị giảm (EPS - lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu), chỉ số này thấp sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

 

Tóm lại kết thúc bài 2, bạn cần nắm rõ Vốn chủ sở hữu được hình thành như thế nào, và khi xem Bảng cân đối kế toán phải chú ý ngay đến nó, nếu nó tăng trưởng bền vững qua các năm, nghĩa là những nhà quản lý công ty đang điều hành rất hiệu quả và làm ăn có lãi; ngoài mục Lợi nhuận tích lũy chưa chia thì chúng ta còn phải quan tâm đến hệ số ROE - tỷ lệ lãi/Vốn chủ sở hữu. Chỉ số này càng tăng trưởng bền vững qua các năm thì chúng ta nên quyết định mua cổ phiếu công ty này ngay. Thông thường ở VN, ROE = 12% > Lãi vay chúng ta đang gửi tiết kiệm./.        

 

       

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ