Tuyệt đối không nên ăn các bộ phận này của cá

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Tuyệt đối không nên ăn các bộ phận này của cá

Tuyệt đối không nên ăn các bộ phận này của cá

Cá là thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là với những người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường…nhưng có một số bộ phận của cá chúng ta không nên ăn. 

Giá trị dinh dưỡng của cá

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong cá có rất nhiều loại protein an toàn và tốt cho cơ thể. Cá cung cấp đủ axit amin, muối khoáng và các nhóm vi lượng cần thiết.

Ăn cá thường xuyên giúp cơ thể có thể hấp thu thêm vitamin A và D, omega 3 và 6. Số lượng protein ổn định trong cá cũng giúp cơ thể hấp thu được protein mà không lo tăng cân, béo phì bởi lượng mỡ, đạm không quá nhiều.

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong cá có nguồn đạm quý với đủ các loại axit amin cần thiết như lysin, methionin, systin, tryptophan… Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng mà hầu hết mọi người chưa bổ sung đủ, bao gồm protein chất lượng cao, i-ốt và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác.

Nguồn chất đạm từ cá tươi cao hơn thịt, đồng thời dễ tiêu hóa và hấp thu hơn so với đạm từ thịt động vật. Thành phần axit béo omega 3 được cho là nguồn dinh dưỡng tốt nhất có trong cá. Đây là tiền chất của DHA, có tác dụng thúc đẩy tế bào cơ thể người hoạt động tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển của não và hệ thần kinh.

Khi ăn cá, người dân có thể chế biến thành nhiều món như cá kho, cá hấp, cá sốt, cá chiên, cá nấu canh, nhưng tốt nhất vẫn là món canh cá và cá hấp vì cách chế biến này có thể giữ nguyên lượng đạm của cá.

PGS Nguyễn Duy Thịnh – Nguyên Giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho biết: ăn cá tốt cho sức khoẻ nhưng không phải tất cả các loài cá đều có thể ăn được, cũng không phải tất cả các bộ phận trên con cá đều an toàn.

3 bộ phận của cá không nên ăn

1. Mật cá

Theo PGS Thịnh, trong mật cá chứa độc tố có độc tính cao như Sodium 2-ethylhexyl sulfate…nếu ăn phải mật cá, có thể ngộ độc cấp tính, gây suy gan, suy thận.

Điều đáng nói, độc tố này chịu được nhiệt nên dù có nấu chín vẫn không hết độc. Nhiều người cho rằng cho mật cá vào rượu, uống sẽ tốt, nhưng PGS Thịnh khẳng định thêm rằng chất độc Sodium 2-ethylhexyl sulfate không bị phá hủy bởi rượu. Do đó, mật cá dù là nấu chín hay nuốt sống hay uống cùng rượu đều có khả năng xảy ra ngộ độc như nhau.

PGS Thịnh lưu ý: khi làm cá hãy cố gắng không làm vỡ mật cá. Khi mật cá vỡ ra, nếu tiếp xúc với thịt cá, cần rửa thật sạch để không bị đắng, loại bỏ chất độc.

2. Lòng cá

Nhiều người cho rằng lòng cá rất tốt, thậm chí còn tranh nhau ăn vì có vị ngon, béo ngậy. Tuy nhiên, lòng cá là nơi bẩn nhất của con cá vì đây là nơi chứa các loại thức ăn của cá.

Cá là loài ăn tạp: ăn tảo, các loại cá bé hơn, các loại động vật thối rữa, vi sinh vật, ký sinh trùng. Vì thế, khi ăn ruột cá, có thể sẽ ăn cả các chất độc chứa trong đó. Đặc biệt, nếu cá ươn thì ruột của cá bị phân huỷ nhanh nhất và các chất đạm sẽ biến thành độc tố. 

Đối với một số loài cá nước ngọt nuôi trong ao, hồ, ruột cá có thể nhiễm giun xoắn. Loài giun này thường cuộn chặt trong các ổ tròn có đường kính nhỏ không màu, các ấu trùng màu đỏ cũng rất khó phát hiện bằng mắt thường. Vì vậy, tốt nhất không nên ăn ruột cá. Nếu ăn, cần phải làm sạch, xát muối và nấu thật chín để tránh bị nhiễm giun sán.

Khi làm cá, bạn cũng cần loại bỏ lớp màng đen trong bụng cá, vì đây là bộ phận gây ra mùi tanh, làm hôi món ăn và giảm chất lượng thịt cá.

Trong ruột cá có hai bộ phận có thể ăn là gan cá và trứng cá. Bởi hai bộ phận này có những dưỡng chất tốt cho cơ thể.

3. Óc cá

Nhiều người có thói quen ăn óc cá, tuy nhiên theo PGS Thịnh, không nên ăn óc cá vì trong óc cá chứa nhiều thành phần kim loại nặng. Cá nuôi càng lâu thì hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao. Nếu ăn phần óc cá và mang cá, rất có thể bị ngộ độc.

Có nhiều nghiên cứu sắp xếp các bộ phận trên cá có hàm lượng thủy ngân cao như sau: Đầu cá, da cá, thịt cá, trứng cá. Vì vậy, tốt nhất không nên ăn óc cá.

PGS Thịnh cho biết khi chọn cá nên chọn cá tươi. Cá tươi có thể nhận biết được bằng cách nhìn mắt cá, nếu mắt cá trong, không bị đục, sáng rõ và hơi phồng lên một chút thì cá vẫn tươi. Da cá phải sáng bóng và tươi sáng, không bị trượt vảy, cá da trơn không bị trượt da.

(Sưu tầm)

 

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ