Từ lâu, trà tim sen đã được sử dụng rộng rãi trong Đông Y bởi những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Vậy tim sen là gì? Tác dụng thế nào và cách sử dụng sao cho hiệu quả?
1. Tim sen là gì?
Tim sen là mầm của hạt sen, đồng thời cũng là bộ phận tinh túy nhất của cây sen. Được biết đến với một số tên gọi khác như liên tâm, tâm sen,... Tác dụng phổ biến nhất của tim sen là giúp thanh nhiệt, giải độc, an thần. Tim sen có thể tìm thấy ở khắp những nơi vùng khí hậu nhiệt đới như Châu Á đặc biệt là các quốc gia Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia…
Thời điểm lý tưởng nhất để thu hoạch tim sen là từ tháng 7 tới tháng 9. Khi sen ra hoa thì sẽ có ngó sen, bên trong có các hạt sen nhỏ bằng đầu ngón tay. Sau khi chẻ đôi các hạt sen ra sẽ thấy được phần tim sen bên trong.
2. Tác dụng của trà tim sen đối với sức khỏe con người
Mặc dù các bộ phận của cây sen đều được sử dụng để chữa bệnh nhưng duy chỉ có tim sen là dùng rộng rãi trong Đông Y. Trong xưa, tim sen dùng để hãm trà uống và được coi như loại thần dược hiệu quả. Tác dụng mà tim sen mang tới đã được nhiều người công nhận.
Tác dụng của trà tim sen giúp an thần, trị mất ngủ
Tác dụng nổi tiếng của tim sen đầu tiên phải kể tới là điều trị mất ngủ kinh niên. Người cao tuổi và một số người có chứng mất ngủ đều có thể sử dụng. Các chất asparagin, liensinine, nelumbin, nuciferin có trong thần dược này có khả năng an thần và cải thiện giấc ngủ vô cùng hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng tim sen, bạn chỉ nên dùng hàm lượng tim sen thấp trong khoảng 5 đến 10 gram và kết hợp cùng một số loại thảo dược khác như hoa cúc, mật ong, kỷ tử để làm trà an thần. Thời gian sử dụng trà tim sen tốt nhất là trước khi ăn tối 1 đến 2 tiếng, mỗi ngày uống tối đa 2 tách trà, nên dùng 1 tách trà mỗi ngày sẽ mang tới hiệu quả hơn. Lưu ý là không nên uống khi bụng đói.
=>> Trà tim sen được sử dụng cho những người thường xuyên bị mất ngủ. Tuy nhiên, đối tượng dễ bị mất ngủ có thể đọc thêm bài viết về cách để dễ ngủ tại ĐÂY!
Hỗ trợ nhịp tim, bệnh huyết áp
Tim sen có hiệu quả trong việc giảm huyết áp và điều hòa nhịp tim. Theo các nghiên cứu thì những người cao huyết áp hay có tình trạng tim đập nhanh dùng trà tim sen rất thích hợp và mang lại tác dụng.
Trà tim sen có tác dụng thanh nhiệt giải độc
Bên cạnh việc điều trị an thần, mất ngủ thì trà tim sen còn giúp thanh nhiệt, giải độc. Những người hay có biểu hiện ngứa, nổi mụn nhọt, rôm sảy sử dụng dược liệu trên sau vài ngày sẽ hết tình trạng này. Thêm vào đó, nhờ có tác dụng giải độc mà tim sen cũng được sử dụng để giải rượu.
Điều trị bí tiểu
Khi cơ thể của bạn quá nóng thì sẽ sinh ra bí tiểu, dùng tim sen giúp giải độc thanh nhiệt làm cho bạn hết tình trạng này.
Chữa tiểu đường
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng thành phần alkloid có trong tim sen có thể cô lập và ức chế α-glucosidase. Do đó, mà trà tim sen có thể giảm thiểu tối đa sự tăng cao của lượng đường sau mỗi bữa ăn.
Điều trị cao huyết áp
Các bệnh nhân cao huyết áp đa số đều được khuyên dùng trà tim sen để giúp cân bằng huyết áp trong cơ thể. Các nghiên cứu y học cho thấy rằng, sử dụng dược liệu này thông qua cơ chế tác động lên thành mạch máu lúc này sẽ làm giãn cơ trơn thành mạch, cải thiện lượng máu trên động mạch vành, giảm đau ngực và an thần, giảm trợ lực lên huyết quản… Từ đó lượng máu sẽ ổn định và điều hòa nhịp tim một cách hiệu quả.
Uống trà tim sen đúng cách có tác dụng giảm cân
Tim sen có khả năng hỗ trợ giảm cân cho người bị mỡ máu hay mắc bệnh béo phì.
3. Cách pha trà tim sen
Đầu tiên hãy chuẩn bị các nguyên liệu sau: nước đun sôi ở 100 độ C, 3g tim sen khô và 1 ấm trà.
Tiếp đó cho tim sen vào ấm trà, tráng qua 1 lần nước sôi, lắc nhẹ nhàng rồi đổ nước đầu đi, làm như thế sẽ giúp tim sen nở đều và dậy mùi thơm. Bước 2 là đổ nước sôi cho đầy tách trà và thưởng thức.
Bài thuốc về tim sen
Có rất nhiều bài thuốc và cách dùng tim sen để đạt hiệu quả chữa bệnh. Sau đây là một số bài thuốc để điều trị và đã được sử dụng rộng rãi.
Trị mất ngủ, giúp an thần
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 5 gram tim sen, 10 gram táo nhân, 20 gram lá vông, 10 gram hoa nhài tươi.
Cách làm: Đầu tiên đem xao thơm tim sen, táo nhân. Sau đó sấy khô lá vông và tán thành bột. Các nguyên liệu này tiếp đó mang đun sôi với 1 lít nước, để nguội chờ đến khi nước ấm thì bỏ hoa nhài vào để tạo hương thơm. Sử dụng được nhiều lần trong ngày.
Giảm hồi hộp, lo âu
Chuẩn bị: 8gr tim sen, 20 gram hạt muồng sao khô, 15gr mạch môn
Hãm trà với tất cả các nguyên liệu trên và dùng thay thế nước hằng ngày. Khi dùng thì tuyệt đối không được uống cà phê với nước chè.
Thanh nhiệt cơ thể, loại bỏ độc tố
Sử dụng 100gr gạo tẻ và 5gr tim sen nấu thành cháo. Sử dụng vài lần trong ngày và thể thêm vào đường phèn cho dễ ăn hơn.
Điều trị ù tai, mộng tinh, đau lưng
Dùng 20gr thục địa, , 16gr hạt sen, 20gr đậu đen xanh lòng, , 12gr quả dành dành, 8gr tim sen, 16gr khiếm thực, 10gr hoa hòe.
Mang tất cả các nguyên liệu trên sắc với nước, mỗi ngày chỉ dùng 1 thang. Một liệu trình điều trị là 10 thang.
4. Câu hỏi về trà tim sen
Ai không nên uống trà tim sen?
Trà tim sen không phù hợp cho những đối tượng là trẻ nhỏ, người đang mang thai, cho con bú, rối loạn chức năng sinh lý, rối loạn kinh nguyệt…
Có nên cho trẻ ăn tâm sen không?
Trẻ em trong giai đoạn phát triển sẽ tăng khả năng nhận thức, tập trung, khả năng ghi nhớ. Do đó việc dùng tâm sen cho trẻ em ở giai đoạn này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới khả năng nhận thức và hình thành tư duy.
Do đó, trà tim sen được khuyến cáo là không nên dùng cho trẻ nhỏ để chữa mất ngủ, kích thích ăn ngon.
Huyết áp thấp có uống được trà tim sen không?
Trà tim sen được nghiên cứu và chứng minh là có khả năng hạ huyết áp do cơ chế dãn cơ trơn thành mạch và chống loạn nhịp. Vì thế đối với người bị huyết áp thấp không nên sử dụng tim sen, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Lưu ý khi uống trà tim sen:
- Không nên dùng trà tim sen thường xuyên trong thời gian dài vì dễ gây mệt mỏi, nhịp tim bị rối loạn, thậm chí ảnh hưởng tới hệ thần kinh mất trí nhớ, làm suy giảm.
- Người có vấn đề về đường tiêu hóa cũng không dùng vì nếu dùng quá liều dễ gây đầy bụng, khó tiêu dẫn tới táo bón. Nguyên nhân là do trong tim sen có nhiều các vitamin và các khoáng chất nên hệ tiêu hóa hấp thu cũng khó hơn.
Bài viết này đã giải đáp cho bạn đầy đủ thông tin về công dụng cũng như các đối tượng nên tránh uống loại trà này. Những thông tin được cung cấp ở trên giúp bạn có lựa chọn phù hợp để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình khi sử dụng loại trà này.
(Sưu tầm)