Thứ bị coi "thứ cấp", kém sang trong mâm cơm Tết lại tốt cho sức khoẻ: BS khuyên ăn nhiều

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Thứ bị coi "thứ cấp", kém sang trong mâm cơm Tết lại tốt cho sức khoẻ: BS khuyên ăn nhiều

Thứ bị coi "thứ cấp", kém sang trong mâm cơm Tết lại tốt cho sức khoẻ: BS khuyên ăn nhiều

Trong mâm cơm Tết nhà ai cũng đề huề thịt, nhưng rau xanh lại rất ít được chú ý tới. 

 

Tết là dịp để mọi người có thời gian đoàn tụ, gặp mặt sau một năm xa cách. Đây cũng là dịp con cháu thể hiện lòng thành kính với ông bà cha mẹ. Do vậy, mâm cơm tất niên tùy theo từng hoàn cảnh gia đình nhưng tựu trung thường rất tươm tất nhiều thịt, bánh trái.

Từ ngàn đời nay mâm truyền thống ngày Tết của người Việt sẽ làm: thịt gà, bánh chưng, giò – chả, nem rán, thịt đông (hoặc các món từ thịt lợn khác), món xào…

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Phó khoa Dinh dưỡng tiết chế (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) nhìn vào mâm cơm ngày Tết của người Việt thì thấy thịt rất nhiều nhưng lại vắng mặt rau xanh. Trước đây, kinh tế khó khăn chất đạm rất quý, rau được cho là "thứ cấp". Nhưng khi đời sống tốt hơn thực phẩm có nhiều hơn thì cần phải ăn cân bằng trong bữa ăn hàng ngày nói chung và mâm cơm Tết.

Dinh dưỡng cân đối tốt cho sức khỏe thì chất đạm trong bữa ăn chỉ chiếm khoảng 15-20% tổng năng lượng hàng ngày. Nếu ăn quá nhiều chất đạm sẽ khiến gan thận làm việc nhiều, gia tăng các bệnh liên quan đến chuyển hóa. Do vậy, tuyệt đối không ăn các chất đạm lấy no hay ăn thay cơm, thay rau. 

Bác sĩ Hưng lưu ý, rau là thực phẩm bắt buộc cần phải có trong một bữa ăn dinh dưỡng. Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020 mới đây, mức tiêu thụ rau quả của người dân Việt Nam đã tăng bình quân đầu người từ 190,5g rau/người/ngày lên thành 231g/người/ngày và 140,7g quả chín/người/ngày sau 10 năm (năm 2020).

Tuy vậy, mức tiêu thụ rau quả mới chỉ đạt khoảng 66,4 - 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị.

"Trong mâm cơm ngày Tết cần phải đa dạng cách chế biến để không có cảm giác chán. Ví dụ nên làm các món trộn, món nộm, món luộc thay vì các món rán, vì các thực phẩm khác đã rất nhiều năng lượng, chất béo, dầu mỡ", bác sĩ Hưng nói 

Rau có vai trò rất lớn trong việc cung cấp vitamin và chất xơ, nếu ăn không đủ sẽ gây cản trở việc hấp thu vitamin trên đường tiêu hóa. Đặc biệt, khi ăn nhiều chất đạm sẽ là gánh nặng cho đường tiêu hóa, gây ra tình trạng táo bón.

Theo bác sĩ Hưng trong ngày Tết không ít người dùng bánh chưng thay cho cơm tẻ. Tuy nhiên, cần phải lưu ý người trưởng thành nhóm đường bột chiếm 50%. Nếu một người trưởng thành cần tổng 1600kcal/ngày, thì trong đó sẽ có 800kcal đến từ chất bột đường (cơm, bánh chưng).

Theo đó, 800kcal từ chất bột đường tương đường với 4 miệng bát cơm trắng. Hàng ngày, khi ăn sẽ chia ra số lượng sao cho cân đối. Ví dụ sáng 1 bát, trưa 2 bát, tối 1 bát. Trường hợp sáng không ăn cơm thì có thể thay bằng 1/8 chiếc bánh chưng. Trưa vẫn thích ăn bánh chưng thì ăn 1/4 chiếc bánh chưng cỡ trung bình là đủ lượng tinh bột.

"Chúng ta có thể ăn cơm tẻ liên tục còn bánh chưng thì ít ai có thể ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cũng không nên ăn bánh chưng liên tục vì loại bánh này ngoài tinh bột còn có thịt, có đỗ nếu ăn nhiều sẽ bị thừa chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Nếu thích, chỉ nên ăn bánh chưng thay cơm 1-2 bữa, khi ăn không nên rán.

Trong ngày tết chúng ta không nên "quên" cơm tẻ. Ăn hợp lý ngày tết đó là phải cân bằng và đa dạng thực phẩm. Kiểm soát năng lượng đầu vào phù hợp với cơ thể mình", bác sĩ Hưng nói.


(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ