Thời tiết nắng nóng, đặc biệt là độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi... bùng phát, tấn công và gây bệnh cho con người. Đặc biệt là trẻ em, s

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Thời tiết nắng nóng, đặc biệt là độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi... bùng phát, tấn công và gây bệnh cho con người. Đặc biệt là trẻ em, s

Thời tiết nắng nóng, đặc biệt là độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi... bùng phát, tấn công và gây bệnh cho con người. Đặc biệt là trẻ em, s

Trẻ có tiền sử hen phế quản rất dễ tái phát trong điều kiện này. Thời tiết nắng nóng cũng tạo điều kiện cho một số loại vi-rút và muỗi phát triển nên trẻ hay bị muỗi đốt, có thể mắc các bệnh do vi-rút gây ra như: Sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, bệnh chân tay miệng... Ngoài ra, thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao khiến trẻ thường bị chứng rôm sảy, gây ngứa ngáy rất khó chịu. Trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu, vì cơ thể trẻ bị mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở...

Những bệnh phổ biến ở trẻ em mùa nắng nóng

1. Tiêu chảy: Nhất là tiêu chảy cấp. Mùa nóng là mùa bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy là do nắng nóng, thức ăn dễ bị hư thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy. Trẻ hay khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh khi mùa nắng nóng.

2. Ngộ độc thức ăn: Thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ, đúng cách và việc chế biến thức ăn cho trẻ không đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn. Nhất là môi trường học đường như nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non.

3. Viêm đường hô hấp cấp tính: Thời tiết oi bức làm bùng phát những căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm mũi xuất tiết, viêm A-mi-đan, viêm VA... Hầu hết nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi là do nhiễm siêu vi trùng. Khi bị bệnh trẻ thường bị sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi. Thậm chí nhức đầu, buồn nôn, nôn... khiến trẻ mệt đừ và khó ăn uống. Một số trường hợp có thể do bị nhiễm vi khuẩn, thường gặp nhất là vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b (viết tắt Hib) và phế cầu khuẩn (Streptococcus Pneumonia). Khi thấy trẻ bệnh, phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

4. Nhiễm siêu vi: Mùa nắng nóng cũng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khuẩn. Trẻ bị sốt, phát ban, nhức đầu, nhức mắt, biếng ăn, mệt mỏi hay lừ đừ do trẻ bị sốt cao. Một số trẻ có biểu hiện như buồn nôn hay nôn rất nhiều khiến cha mẹ rất lo lắng... Hiện có hơn 200 chủng siêu vi được phân lập. Tuy nhiên, hầu hết đều là siêu vi thông thường, ít có hại cho trẻ. Bệnh có thể tự khỏi trong 5 – 7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt. Tuy nhiên, cũng có một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ cần chú ý như: siêu vi gây bệnh Sốt xuất huyết, siêu vi gây bệnh tay chân miệng, siêu vi Sởi, siêu vi Cúm, siêu vi gây bệnh Thủy đậu

Những bệnh "đến hẹn lại lên" cũng thường xuất hiện vào mùa nắng nóng 

1. Bệnh Thủy đậu (Trái rạ): Vẫn được xem là bệnh phổ biến ở trẻ em. Bệnh rất dễ lay lan cho trẻ qua đường hô hấp. Theo ghi nhận của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, bệnh thường xuất hiện theo mùa, khoảng tháng 2 – tháng 6 hàng năm. Tháng cao điểm nhất thường rơi vào tháng 4. Bệnh Thủy đậu hiện đã có vắc xin phòng ngừa hiệu quả mang lại sự chủ động cho việc phòng ngừa.

2. Nhóm bệnh Sởi - Quai bị - Rubella: Cũng giống như bệnh Trái rạ, nhóm bệnh này cũng rất dễ lây lan qua đường hô hấp và được xem là nhóm bệnh "đến hẹn lại lên". Bệnh cũng thường phổ biến vào khoảng tháng 2 – tháng 6 hàng năm. Với bệnh Sởi, nếu theo dõi và chăm sóc không đúng cách có thể gặp những biến chứng nguy hiểm. Đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Bệnh Quai bị có thể gây biến chứng "vô sinh" ở nam giới. Bệnh Rubella nếu phụ nữ không may bị nhiễm trong thời kỳ mang thai có thể gây hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Hiện tại, bệnh cũng có thể phòng ngừa chủ động bằng vắc xin 3 trong 1.

3. Viêm não nhật bản (còn gọi viêm não B): Mùa nắng nóng, tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật bản ở trẻ em thường tăng cao hơn vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 6 – tháng 7). Bệnh thường xảy ra ở khu vực phía Bắc, miền Nam hiếm xảy ra hơn. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu bệnh diễn biến nặng mà không được phát hiện kịp thời. Một điều may mắn là hiện nay đã có thuốc phòng ngừa hiệu quả. Phần nào làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho trẻ em.

4. Viêm màng não ở trẻ em: Bệnh này thường có xu hướng gia tăng trong dịp hè nắng nóng. Nhất là tình trạng trẻ nhập viện do viêm màng não thường phổ biến vào thời điểm này. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm cho trẻ em. Nếu phát hiện trễ và điều trị không kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nhiều trẻ mắc bệnh quá nặng nếu điều trị thành công cũng thường để lại nhiều di chứng nặng nề như: bại não, chậm phát triển tâm thần, liệt, co giật, động kinh... Hiện tại, bệnh cũng đã có vắc xin phòng ngừa rất hiệu quả khi trẻ được 2 tháng tuổi. 

 

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ