Thanh niên 27 tuổi uống 12 chai bia, tỉnh dậy tay bị liệt: Hậu quả sau đó còn đáng sợ hơn

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Thanh niên 27 tuổi uống 12 chai bia, tỉnh dậy tay bị liệt: Hậu quả sau đó còn đáng sợ hơn

Thanh niên 27 tuổi uống 12 chai bia, tỉnh dậy tay bị liệt: Hậu quả sau đó còn đáng sợ hơn

Người này đã uống 12 chai bia trong một bữa tiệc, hậu quả là bị liệt tay, mức cồn trong máu đặc biệt cao. Đây là lời cảnh báo cho những người thường xuyên uống bia rượu 

1, Thanh niên 27 tuổi uống 12 chai bia, hậu quả đáng sợ

Câu chuyện tồi tệ này xảy ra với một thanh niên 27 tuổi người Trung Quốc. Anh vốn được cho là người có "tửu lượng tốt". Trong một dịp hội ngộ bạn bè, anh đã uống hết 12 chai bia, sau đó cảm thấy không thể cầm cốc bằng tay phải, cơ thể như bị đột quỵ.

Rốt cuộc, vấn đề gì đang xảy ra?

Có nhiều người sẽ nghĩ đến các lý do như: (1) tổn thương dây thần kinh, (2) thoái hóa đốt sống cổ tay chèn ép rễ dây thần kinh, (3) tổn thương não, (4) áp lực lên cánh tay khi ngủ. Vậy nguyên nhân do đâu? 

Tái hiện lại cảnh uống bia

Một ngày tháng 4 năm 2021, người thanh niên này đi tụ họp với bạn bè và đã uống hết 12 chai bia, từ khoảng 20 giờ đến 1 giờ sáng, mỗi chai 600ml, 4 độ.

Người này có thể chất trẻ, khỏe, tửu lượng khá, sau khi về đến nhà lúc 2 giờ sáng, anh đã ngủ tới tận 19 giờ hôm sau mới tỉnh dậy, không thấy khó chịu rõ rệt. Anh thấy khát và muốn uống nước thì thấy tay phải không cầm được cốc và không thể duỗi cổ tay.

Hốt hoảng, anh đã đến bệnh viện khám

Khi khám thực thể, các bác sĩ phát hiện thấy rằng khả năng co duỗi bàn tay phải kém, yếu khi duỗi cổ tay, phản xạ màng xương yếu, yếu từ ngón trỏ bàn tay phải đến mặt sau của cẳng tay và kèm theo cảm giác bị tê.

Các bác sĩ đã kê đơn vitamin B và methylcobalamin cho bệnh nhân và đề nghị vật lý trị liệu, đồng thời sử dụng phương án như sau: 3 lần châm cứu (vào các huyệt Dương Cốc, Dương Khê, Dương trì, Tam Gian, Liệt khuyết v.v.).

Kết hợp với bài thuốc đông y với 3 thang để hành khí ôn dương, thông kinh hoạt huyết (bao gồm các vị thuốc như Ngô công (rết), Xuyên ô, Khương hoạt, Linh tiên, Đương quy, Quế chi, Toàn hạt…)

Quy đổi lượng cồn bệnh nhân đã uống

Thực tế uống 600ml/chai x 12 chai x 4 độ x 0,8 = 230,4 (g) (cồn nguyên chất).

So sánh thử với nồng độ cồn của một người uống rượu lái xe và người lái xe trong tình trạng say rượu (dựa trên 100ml máu, thì chỉ cần 20mg sẽ tính là lái xe trong tình trạng có uống rượu, 80mg trở lên thì sẽ tính là lái xe trong tình trạng say rượu).

Giả sử nếu một người nặng 70 kg thì máu chiếm 7-8%, người béo có tỉ lệ thấp hơn một chút còn người gầy có tỉ lệ cao hơn một chút nên sẽ lấy trung bình là 7,5%.

Vậy thì suy ra, trung bình mỗi người có tổng cộng khoảng 5250ml máu, tương đương với 52,5 lần 100ml, nghĩa là chỉ cần nồng độ cồn trong máu có 20 x52,5mg thì có thể coi là uống rượu khi lái xe, và 80x52,5㎎ được coi là lái xe trong tình trạng say rượu.

Từ đó suy ra, người thanh niên này đã uống 230,4 g cồn theo công thức ở trên, được hấp thụ hết vào máu thì nồng độ cồn trong máu của người này sẽ cao gấp 54,85 ​​lần nồng độ cồn trong máu của người say rượu lái xe.

Kết quả điều trị

Sau 2 đợt điều trị kết hợp như trên, tình trạng tê tay thuyên giảm, hết đau nhức, bệnh nhân cầm nắm được đồ vật nhưng vẫn còn yếu. Tiếp tục điều trị và theo dõi. Sau 3 lần điều trị như vậy, bệnh nhân có thể lật cổ tay lên. 

2, Hậu quả tương tự như uống thuốc ngủ, tiêm thuốc mê

Sau khi nội soi khớp gối của một người (gây mê toàn thân), da ở mu bàn chân bị tê, nửa năm sau mới lành.

Người uống thuốc ngủ quá liều, ngủ mất 24 tiếng, sau khi tỉnh dậy tai cực kỳ nhạy cảm, có thể nghe thấy tiếng mưa trước 2 phút (so với người bình thường).

Có người bị gây mê sâu khi sinh mổ, bị liệt nửa người chi dưới mất mấy tháng.

Quá liều thuốc mê toàn thân có thể gây ức chế hô hấp cho bệnh nhân, dẫn đến giảm thông khí và thiếu oxy, đồng thời có thể gây ức chế tuần hoàn, hạ huyết áp, thậm chí là ngừng tim.

Đồng thời cũng có thể gây ra sự chậm trễ trong quá trình hồi phục của bệnh nhân, đặc biệt là ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc những bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan thận và béo phì.

Bác sĩ gây mê thường chịu trách nhiệm về sự an toàn của bệnh nhân và luôn sẵn sàng sử dụng máy thở, tuy nhiên sau khi tỉnh dậy, tình trạng tê bì chân tay này là di chứng nhẹ của việc gây mê quá mức, bác sĩ gây mê không kiểm soát được.

Thuốc gây mê quá liều có thể gây rối loạn cảm giác ở da và các chi do các đầu dây thần kinh bên trong, thậm chí gây mất một số rễ thần kinh dẫn đến không thể hồi phục và trường hợp nghiêm trọng nhất có thể trở thành người thực vật.

Nếu không có vấn đề về hô hấp và tuần hoàn, vỏ não bị ức chế quá mức, trí tuệ giảm sút, thậm chí có thể xảy ra tình trạng ngớ ngẩn.

Trong trường hợp này, quá liều khi uống bia rượu có tác dụng tương tự như quá liều khi sử dụng thuốc mê.

Tác dụng phụ của thuốc ngủ quá liều:

Sẽ có biểu hiện chóng mặt, mất ý thức, hôn mê, suy hô hấp và tử vong. Cảm giác nôn nao có thể xảy ra khi bạn thức dậy, tức là bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, nhợt nhạt, thờ ơ, trầm cảm, v.v.

Trường hợp này rất giống với việc gây tê quá mức làm tổn thương dây thần kinh và đầu dây thần kinh.

Tóm lại, uống bia rượu với số lượng nhiều cũng có thể gây ra hậu quả như sử dụng các loại thuốc hoặc chất kích thích khác. Do vậy, để tránh những hậu quả đáng tiếc, bạn nên hạn chế tối đa việc uống bia rượu, hoặc khống chế số lượng ở mức ít nhất có thể.

(Sưu tầm)

 

 

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ