Tạng người “gầy nhưng đầy mỡ bụng” nguy hiểm cho sức khỏe như thế nào?

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Tạng người “gầy nhưng đầy mỡ bụng” nguy hiểm cho sức khỏe như thế nào?

Tạng người “gầy nhưng đầy mỡ bụng” nguy hiểm cho sức khỏe như thế nào?

Mỡ bụng chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Nếu bạn có tạng người như vậy, sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. 

 

Khi nói đến sức khỏe, cân nặng không phải là yếu tố duy nhất. Tỉ lệ cơ và mỡ trong cơ thể mới là điều chúng ta cần quan tâm. Trong trường hợp cụ thể, rất nhiều người có cân nặng bình thường nhưng vẫn có nguy cơ mắc một số tình trạng về sức khỏe như bệnh tim mạch. Và “Skinny fat” chính là thuật ngữ thông dụng dành cho tình trạng sức khỏe trên. 

Glenn Gaesser- tiến sĩ, giáo sư sinh lý học thể dục tại Đại học Bang Arizona, người thực hiện nghiên cứu về cách chế độ ăn uống và tập thể dục ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch cho biết: “Skinny fat” đề cập đến tình trạng một người có trọng lượng cơ thể hoặc chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức bình thường nhưng có tỷ lệ mỡ cơ thể tương đối cao.”  

Dưới đây là cách để nhận biết bạn có thuộc tạng người “skinny fat” hay không và nếu có thì làm thế nào để cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.

Tạng người "Skinny fat" là gì? 

Skinny fat là tên gọi miêu tả tạng người có thân hình gầy nhưng lại có nhiều mỡ ở ngực và bụng, tay chân không săn chắc, thậm chí lỏng lẻo. Mặc dù cân nặng ở mức ổn định nhưng do vài bộ phận tích nhiều mỡ nên những người “gầy nhưng vẫn mỡ” có nguy cơ mắc bệnh béo phì khá cao, sức khỏe trao đổi chất kém.

Sức khỏe trao đổi chất kém kéo theo huyết áp và mức cholesterol cao, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Dấu hiệu nhận biết tạng người Skinny fat

1. Các dấu hiệu phổ biến có thể quan sát bằng mắt thường để nhận biết tạng người Skinny fat bao gồm:

- Ở nam giới: ngực hơi nhọn, quan sát kĩ sẽ thấy bị xẹp ở 2 bên, có nhiều mỡ và xệ xuống. Ngoài ra khung xương vai cũng nhỏ hơn so với người bình thường. 

- Còn ở cả nam và nữ giới thì các bộ phận đều kém săn chắc, đặc biệt là vùng bụng, ngực hay 2 rìa bụng,...da không săn chắc và chảy xệ.

2. Kiểm tra tại bệnh viện

Để chắc chắn bạn có thuộc tạng người Skinny fat hay không, hãy đến bệnh viện kiểm tra các chỉ số:

- Triglyceride (mức chất béo trung tính) là một loại chất béo được tìm thấy trong máu. (chỉ số ở người bình thường <100mg/ dL) 

- HDL (mức độ lipoprotein mật độ cao) là loại cholesterol "tốt". (chỉ số ở người bình thường >60 mg/ dL)

- Huyết áp (mức huyết áp bình thường <120/80 mmHg)

- Lượng đường trong máu hoặc glucose khi đói (chỉ số ở người bình thường <90mg/ dL) 

- Mỡ thừa vùng bụng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng “Skinny fat” 

-  Do gen di truyền hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa

-  Ngồi nhiều, ít vận động. 

-  Chế độ ăn uống thiếu khoa học. Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và chế độ ăn kiêng thiếu ngũ cốc, rau, trái cây và protein có thể làm tăng cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL). Đây là loại cholesterol “xấu” làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Khi bạn bỏ đói bản thân, cơ thở sẽ tự động giữ lại lượng mỡ thừa như một hình thức dự trữ, khiến người thiếu chất mà mỡ vẫn “dồi dào”.

Hậu quả của tình trạng "Skinny fat" đối với sức khỏe

- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

- Mức cholesterol cao, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

- Huyết áp cao

Theo một bài báo năm 2017, những người có trọng lượng cơ thể bình thường nhưng sức khỏe trao đổi chất kém có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 3 lần so với những người có cân nặng bình thường và trao đổi chất tốt.

Những người có cân nặng hợp lý vẫn có thể tích nhiều chất béo trên cơ thể và nếu chất béo đó tích tụ quanh vùng bụng, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nghiên cứu cho thấy các nguy cơ biến chứng sức khỏe sẽ tăng nếu lượng lớn chất béo trong cơ thể ở nội tạng. Mỡ nội tạng có thể bắt đầu gây ra các vấn đề sức khỏe từ rất sớm. Nó có thể làm tăng sức đề kháng insulin, cũng có thể làm tăng huyết áp nhanh chóng, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và thậm chí tử vong sớm.

Biện pháp khắc phục tình trạng “Skinny fat” 

- Chế độ ăn uống: Ăn ít thực phẩm đã qua chế biến và ăn nhiều thực phẩm toàn phần hơn. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ. Bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá, trứng,... Đặc biệt, bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây có thể cải thiện sức khỏe trao đổi chất. Hạn chế sử dụng nước ngọt có gas, nước trái cây và đồ uống chứa nhiều cồn như bia, rượu.

- Chế độ tập luyện: Bất kỳ bài tập thể dục nào cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe trao đổi chất của bạn, bao gồm yoga, pilate, nâng tạ... Tập thể dục nhịp điệu liên tục từ 30- 40 phút hoặc các bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) đều có hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe trao đổi chất và giảm mỡ nội tạng. Tuy nhiên, tạng người “gầy nhưng vẫn mỡ” thường ít cơ bắp vì vậy để việc tập luyện đạt hiệu quả cần tập trung tăng cơ trước. Nên ưu tiên các bài tập cho cơ vai và cơ ngực. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý ngủ đủ giấc và nên dậy sớm vào buổi sáng để có thêm thời gian tập thể dục.

Bài báo này đã được Jason R. McKnight, MD, MS, một bác sĩ y học gia đình và trợ lý giáo sư lâm sàng tại Đại học Y Texas A&M đánh giá về mặt y tế.

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ