Tắm xong soi gương quan sát 11 bộ phận cơ thể: Cách tự phát hiện sớm nhiều bệnh để đi khám

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Tắm xong soi gương quan sát 11 bộ phận cơ thể: Cách tự phát hiện sớm nhiều bệnh để đi khám

Tắm xong soi gương quan sát 11 bộ phận cơ thể: Cách tự phát hiện sớm nhiều bệnh để đi khám

Bác sĩ khuyên bạn nên tự chủ động tạo thói quen quan sát cơ thể ngay sau khi tắm, bạn sẽ sớm phát hiện ra rất nhiều vấn đề sức khỏe ở giai đoạn sớm. 

Nhiều người lấy lý do bận rộn nên rất ít khi quan tâm đến sức khỏe của mình và cũng không đến bệnh viện để khám sức khỏe định kỳ như lời khuyên của bác sĩ. Điều này có thể vô tình làm cho những căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể có điều kiện phát triển lâu dài.

Có một cách đơn giản hơn, bạn có thể học hỏi để áp dụng cho chính mình hàng ngày có thể tự "khám" sơ bộ ngay tại nhà trong mỗi lần tắm.

Theo hướng dẫn của các bác sĩ trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), trong mỗi lần tắm xong, bạn lau người sạch sẽ, sau đó đứng trước gương tự kiểm tra sức khỏe, có thể bạn sẽ phát hiện được các vấn đề về sức khỏe sớm một cách hiệu quả dựa vào những dấu hiệu cảnh báo sau đây. 

Quan sát kỹ 11 bộ phân sau đây trong mỗi lần bạn tắm

1. Tóc

Nếu tóc trở nên mỏng hơn, chứng tỏ bạn có vấn đề về nội tiết. Nếu phụ nữ bỗng nhiên phát triển nhiều lông trên các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là dưới nách, đáy chậu và môi, hãy cảnh giác với hội chứng buồng trứng đa nang.

2. Lông mày

Khi nhìn vào gương, lông mày đột nhiên mỏng đi, hoặc nửa bên ngoài lông mày đột nhiên biến mất, hãy coi chừng mắc bệnh tuyến giáp.

3. Mắt

Nếu có những chấm vàng trên nhãn cầu và những vòng tròn màu vàng trên mống mắt, điều đó có nghĩa là cholesterol tương đối cao và cần đề phòng bệnh mỡ máu.

Nếu lòng trắng của mắt có màu vàng, hãy đến bệnh viện để kiểm tra chức năng gan. Nếu mí mắt dưới có màu trắng, rất có thể đó là bệnh thiếu máu. 

4. Mở miệng và nhìn vào răng

Trong trường hợp bình thường, lợi có màu hồng nhạt, nếu lợi có màu đỏ là bị viêm. Kéo dài lưỡi ra, nếu lưỡi không sáng bóng thì coi chừng bị thiếu máu.

5. Ngực

Nếu khoang ngực hơi cao hoặc hai bên lệch nhau thì rất có thể bị vẹo cột sống.

6. Cổ

Kiểm tra xem cổ có bị dày lên không, có cảm giác sưng tấy không rõ nguyên nhân ở phía trước cổ hay không và cảnh giác với bệnh tuyến giáp nếu cần.

7. Bàn tay và móng tay

Lòng bàn tay có biểu hiện mẩn đỏ bất thường, rất có thể là hội chứng ban đỏ lòng bàn tay, đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh gan.

Nếu hình dạng nửa lưỡi liềm ở chân móng tay thay đổi, hãy cảnh giác với cơ thể bạn đang thiếu sắt. Một đường ngang trên móng tay cho thấy có thể có bệnh mãn tính, và bề mặt lõm và sần sùi vỏ cam cho thấy bạn có thể có bệnh vẩy nến.

Nếu móng tay hình vòm, cần đề phòng bệnh cường giáp.

Khi móng tay cong lên, vùng da dưới móng chuyển sang màu vàng và xanh lá cây, chứng tỏ đang bị nhiễm nấm, bệnh này được gọi là nấm móng.

Có đốm trắng trên móng, có thể là móng đã bị thương. Trên móng tay xuất hiện những đốm đen nên đề phòng ung thư hắc tố. 

8. Háng

Ho mạnh khi kiểm tra bẹn, nếu có khối phồng ở nếp gấp thì phải đề phòng bệnh sa nang; sưng dái (túi dịch hoàn phình to, sa xuống

9. Da

Da tái nhợt đột ngột chứng tỏ thiếu máu.

Kiểm tra xem có phát ban trên da không, nếu phát ban xuất hiện ở các nếp gấp, đặc biệt là ở mặt trong của các khớp ngón tay hoặc khuỷu tay thì rất có thể đó là bệnh chàm.

Nếu có phát ban ở bẹn hoặc dưới nách, có thể bạn đã bị nhiễm nấm.

Ngoài ra, hãy quan sát các nốt ruồi trên cơ thể và kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần để xem các nốt ruồi có cân xứng không, các góc cạnh, màu sắc, đường kính của nốt ruồi có thay đổi hay không, nếu có những thay đổi nhỏ thì cần phải theo dõi và đi khám bác sĩ. 

10. Vú

Kiểm tra ngực (bầu vú) ở mốc thời gian từ 7 đến 10 ngày sau khi sạch kinh, chủ yếu để xem kích thước, hình dạng và màu sắc của hai bên vú có thay đổi không, hai bên vú có cân xứng không. Nếu vú có cục cứng, núm vú bị thụt vào trong hoặc thay đổi sần sùi như vỏ cam, bạn cần đến bệnh viện để chụp nhũ ảnh.

11. Chân

Cẩn thận quan sát sự thay đổi của các mạch máu ở chân, nếu mạch máu ở chân bị lồi ra và có màu tím thì hãy cảnh giác với bệnh suy giãn tĩnh mạch. Cố gắng sử dụng tất có độ co giãn tốt, nếu thấy đau và màu da thay đổi, hãy đến cơ sở y tế kịp thời.

Lời khuyên thêm

Mỗi lần tắm phải kiểm tra toàn thân một lần, sẽ không mất nhiều thời gian, khi phát hiện ra bất thường cần đến bệnh viện kiểm tra kịp thời, tránh những vấn đề nhỏ để quá lâu sẽ trở thành vấn đề lớn.

Đồng thời phải làm chủ nhịp sống, tránh hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, không thức khuya, ngủ đủ giấc, giữ thái độ lạc quan, vui vẻ, suy nghĩ tích cực. Tham gia các hoạt động ngoài trời để tăng cường thể chất, ít nhất mỗi năm khám sức khỏe một lần, như vậy mới được coi là có trách nhiệm với sức khỏe của mình.

*Theo BS Gia đình (TQ)

(Sưu tầm)

 

 

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ