Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình? Cách chăm sóc trẻ sơ sinh hay bị vặn mình an toàn

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình? Cách chăm sóc trẻ sơ sinh hay bị vặn mình an toàn

Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình? Cách chăm sóc trẻ sơ sinh hay bị vặn mình an toàn

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ đã trở thành nỗi lo của nhiều bà mẹ khi chăm sóc bé. Vậy tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình? Có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không và làm thế nào để chữa trị? 

 

Trẻ sơ sinh hay cử động là yếu tốt sinh lý bình thường. Tuy nhiên nếu trẻ vặn mình thường xuyên kèm theo dấu hiệu giật mình thì có thể là do bệnh lý hoặc bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.

Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình? Làm thế nào để khắc phục tình trạng hay vặn mình ở trẻ?

1. Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý. Nếu trẻ hay vặn mình do sinh lý đó là dấu hiệu của sự phát triển bình thường và không cần điều trị.

Tuy nhiên nếu trẻ hay vặn mình kèm theo các phản xạ như co giật, quấy khóc, khóc thét về đêm, ngủ không ngon, ăn uống kém thì có thể là do bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình.

1.1. Trẻ sơ sinh hay vặn mình do sinh lý

Hầu hết trẻ sơ sinh đều có biểu hiện vặn mình khi ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do sinh lý. Bởi cấu tạo vỏ não của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ nên thường có những phản xạ như giật mình, quơ tay chân,...thay thế cho các động tác khác như lật, bò,...chưa thể thực hiện được.

Một số yếu tố khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình do yếu tố sinh lý thường gặp như:

- Chỗ ngủ không thoải mái, có nhiều ánh sáng, bị ảnh hưởng bởi tiếng ốn lớn xung quanh hoặc thời tiết quá nóng hay quá lạnh.

- Trẻ bị đói dẫn đến khó chịu, vặn mình và quấy khóc. Do đó, mẹ cần để ý đến biểu hiện này để cho trẻ ăn đúng giờ. Tuy nhiên không nên cho bé ăn quá no bởi có thể khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa.

- Khi trẻ đi tiểu hoặc đại tiện cũng có thể vặn mình, đỏ mặt thậm chí là quấy khóc do cơ vòng hậu môn và cơ vòng bàng quang chưa phát triển toàn diện.

- Tã ướt hoặc bị quấn quá chặt khiến trẻ khó chịu cũng dẫn đến phản xạ vặn mình.

Với trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình do sinh lý. Trẻ vẫn ăn uống, ngủ, chơi bình thường và lên cân tốt thì bố mẹ không cần lo lắng. Đến khi trẻ phát triển hoàn thiện phản xạ này sẽ giảm đi.

1.2. Trẻ sơ sinh hay vặn mình do bệnh lý

Với trường hợp trẻ sơ sinh hay bị vặn mình do bệnh lý, bé thường hay có các phản xạ kèm theo như quấy khóc, khóc thét, ăn ngủ kém, sụt cân,...gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ.

Một số nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình bao gồm:

- Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là do bị thiếu canxi là biểu hiện thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân là do trẻ bị thiếu canxi hoặc vitamin D. Biểu hiện của bệnh lý là trẻ hay vặn mình khi ngủ, dễ bị kích động, quấy khóc về đêm, nôn trớ, chán ăn, chậm lớn, chậm vận động và có biểu hiện của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.

- Trẻ sơ sinh hay vặn mình đỏ mặt là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh lý này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển của trẻ. Trào ngược dạ dày thực quản còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, chậm tăng cân,...

- Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ do các bệnh ngoài da gây ra ngứa ngáy, khó chịu hoặc bị côn trùng đốt.

2. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh hay bị vặn mình đúng cách

Nếu trẻ sơ sinh bị vặn mình có biểu hiện do bệnh lý, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể áp dụng các biện pháp sau để giúp trẻ hết vặn mình.

2.1. Lưu ý đến quần áo, tã lót của trẻ

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay vặn mình là do quần áo, tã lót không thoải mái. Để cải thiện tình trạng này cha mẹ nên mặc cho bé quần áo rộng rãi, thấm hút tốt, thoải mái, dễ chịu.

Các vật dụng cá nhân của trẻ cần được giặt giũ, vệ sinh thường xuyên để tránh côn trùng và không gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé. Không gian hoạt động của trẻ phải sạch sẽ, thoáng mát.

2.2. Cho trẻ tắm nắng để bổ sung canxi và vitamin D

Cho trẻ tắm nắng thường xuyên vào lúc 7 giờ sáng giúp cơ thể tổng hợp Vitamin D và hấp thụ canxi dễ dàng hơn. Nhờ đó, hạn chế các biểu hiện hay vặn mình do bệnh lý ở trẻ. Không nên cho trẻ tắm nắng sau 7g, khi cường độ ánh sáng mạnh dễ gây bỏng rát da của bé.

2.3. Hát ru, vỗ về trẻ khi bị vặn mình

Trẻ sơ sinh hay bị vặn mình khi ngủ có thể là do khó chịu hoặc đau đớn. Đôi khi là do sợ hãi trước yếu tố kích thích nào đó. Lcs này cha mẹ nên ôm bé vào lòng, xoa dịu, vỗ về hoặc hát ru để trẻ có cảm giác an toàn.

2.4. Bổ sung dinh dưỡng cho người mẹ

Thức ăn của trẻ sơ sinh hoàn toàn bằng sữa mẹ. Chính vì thế người mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học giúp nguồn sữa có đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Bổ sung thêm các loại thực phẩm như hải sản, cá hồi, cá ngừ,...vào chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ để sữa tốt hơn.

2.5. Chăm sóc và bảo vệ làn da của trẻ

Trẻ sơ sinh hay vặn mình có thể là do làn da bị tổn thương bởi côn trùng hoặc bệnh lý. Vì thế cha mẹ cần chăm sóc và bảo vệ da làn da của trẻ một cách cẩn thận để phòng bệnh nổi mẩn, viêm loét bất thường gây tổn thương cho sức khỏe của bé. Trong trường hợp trẻ bị côn trùng đốt hoặc nổi mẩn ngứa cần được chăm sóc và điều trị hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2.6. Kiểm tra nhiệt độ phòng

Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến trẻ khó chịu, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Từ đó dễ bị vặn mình hay quấy khóc do ngủ không đủ giấc. Điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức vừa phải với độ ẩm thích hợp và không gian sạch sẽ, thoáng mát giúp trẻ ngủ sâu và ngon hơn.

Hãy kiểm tra và điều chỉnh nếu nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh. Ngoài ra, nên tạo không gian phòng cho trẻ thoáng mát, độ ẩm thích hợp, sạch sẽ sẽ giúp trẻ thấy thoải mái, dễ chịu nhất.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là biểu hiện sinh lý thường gặp, chỉ có một số ít trường hợp là do bệnh lý. Do đó, cha mẹ cần lưu ý đến những biểu hiện bất thường để có phương pháp xử lý phù hợp. 

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ