Dưa chuột hay còn gọi là dưa leo, là một loại rau dang quả phổ biến. Nhưng không phải ai cũng biết tác dụng của dưa chuột đối với sức khỏe. Biết tác dụng của dưa chuột là gì để lựa chọn và sử dụng đúng cách.
Dưa chuột có tên khoa học là Cucumis sativus, ở miền Nam nước ta gọi là dưa leo do đặc tính cây có thân leo, mọc thành giàn.
Đây là loại là loại rau ăn quả phổ biến thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), thuộc nhóm thân leo ưa nhiệt. Loại cây này được trồng lâu đời trên thế giới, được thấy ở hầu hết các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật, Ai Cập, Nga, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha,...
Ngày nay, có nhiều giống dưa chuột khác nhau, có mùi vị gần như tương tự nhau, được xuất khẩu qua lại giữa các nước. Dưa chuột vốn là cây trồng mùa ấm không chịu được sương giá, tuy nhiên loài cây này hiện nay đã được lai tạo ra các giống được trồng và cho quả quanh năm.
1. Dưa chuột
Quả dưa chuột có hình dáng thuôn dài, dài khoảng 10 - 15 cm tùy loại. Lúc còn non, quả có gai xù xì và từ từ mất đi khi lớn dần. Quả từ khi hình thành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm rồi trở nên nhạt dần, có những quả có sọc, vệt hoặc chấm.
Giá trị dinh dưỡng trong quả dưa chuột:
Một trái dưa chuột có đến 90% là nước. Tuy nhiên, ngoài nước thì dưa chuột còn có nhiều chất dinh dưỡng bên trong khác.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng phân tích: trong 100 g dưa chuột chứa 95g nước, 1,2g đường, 0,8g protit, 0,7g xenlulo, 0,6 g đạm, 3g glucit, 1g chất béo. Ngoài ra, dưa chuột còn có nhiều loại vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể như caroten, vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP, can-xi, sắt, kali, natri. Trong vỏ dưa còn có một lượng vitamin E tương đối lớn.
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, dưa chuột được sử dụng theo nhiều cách. Thông thường, dưa chuột dùng để ăn sống, nhưng cũng có thể chế biến ra rất nhiều món như: muối chua, làm nộm, trộn salad, xào thịt, nấu canh,...
2. Tác dụng của dưa chuột
2.1. Dưa chuột có tác dụng gì với sức khỏe?
- Giải độc, thanh lọc cơ thể:
Vị ngọt, tính lạnh trong quả dưa chuột giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc. Các chất oxy hóa đóng vai trò chống lại các gốc tự do. Dưa chuột thường được kết hợp cùng với chanh, bạc hà hay dứa để tạo thành hỗn hợp detox có tác dụng giải độc, bổ sung vitamin và khoáng chất, thúc đẩy quá trình trao đổi chất mỗi ngày.
- Hỗ trợ đường tiêu hóa:
Chất xơ trong dưa chuột làm giảm táo bón, loại bỏ những hợp chất độc trong ruột, chống ung thư đại tràng.
-Tốt cho hệ bài tiết:
Thành phần của quả dưa chuột chứa đến 95% là nước, ăn dưa chuột có tác dụng gì, dưa chuột không chỉ cung cấp nước cho cơ thể mà còn giúp lợi tiểu để loại bỏ độc tố ra bên ngoài, làm sạch niệu đạo, giúp thận bài trừ độc tố trong ống tiểu.
- Giảm viêm, giảm đau nhức, giảm hôi miệng:
Tác dụng của dưa chuột có tính kháng viêm hiệu quả nhờ vào thành phần tanin và flavonoid. Đây là các chất chống oxy hóa, ngăn chặn quá trình giải phóng gốc tự do và cải thiện các cơn đau. Khi sử dụng dưa chuột thường xuyên có thể làm giảm viêm nhiễm, ngăn ngừa các cơn đau nhức mãn tính.
Có thể nhiều người cảm thấy nghi ngờ về tác dụng giảm hôi miệng của dưa chuột. Thực tế chứng hôi miệng sẽ giảm hẳn sau khi ăn dưa chuột. Tuy nhiên, bản chất của hôi miệng chính là do vi khuẩn trong răng, lưỡi, khoang miệng và vùng hóng,... bùng phát mạnh và tạo thành mùi khó chịu.
Tính kháng khuẩn, kháng viêm của dưa chuột sẽ ức chế các loại vi khuẩn. Chưa kể, dưa chuột còn nhiều nước, chất xơ sẽ làm tăng tiết nước bọt. Nước bọt là kẻ thù của vi khuẩn, còn chất xơ sẽ làm sạch các mảng bám sinh học hạn chế bệnh sâu răng,... chính vì thế mà mùi hôi miệng khó chịu cũng giảm xuống rõ rệt.
- Tốt cho hệ tim mạch:
Kali, magie và chất xơ là ba nhân tố cơ bản giúp điều hòa huyết áp; và thật trùng hợp là 3 chất này đều được tìm thấy trong dưa chuột.
Ngoài ra, thành phần sterols từ loại quả này còn giúp bảo vệ động mạch khỏi quá trình oxy hóa và giảm mức cholesterol trong máu.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh:
Hàm lượng fisetin trong dưa chuột giúp cải thiện chức năng não và trí nhớ. Trong dưa chuột cũng chứa phốt pho, giữ cho bộ não của bạn sáng suốt hơn. Nếu thiếu phốt pho, chúng ta sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về nhận thức.
- Tốt cho xương khớp:
Để xương khớp khỏe mạnh hàng ngày, chúng ta cần bổ sung các vi chất dinh dưỡng như sắt, vitamin K, E, omega 3. Trong đó, vitamin K giúp thúc đẩy quá trình hấp thu canxi vào xương, làm tăng mật độ xương, chậm quá trình tiêu hủy xương, giúp cho hệ xương khớp khỏe hơn nhờ lượng vitamin K dồi dào trong quả dưa chuột.
- Giảm căng thẳng, lo âu, giúp cơ thể thư giãn, thoải mái:
Khi ăn dưa chuột mỗi ngày, bạn sẽ bớt đi cảm giác mệt mỏi, uể oải. Loại thực phẩm này rất giàu vitamin, hơn cả là một loại vitamin phức hợp là vitamin B complex: gồm có vitamin B1, B5 và B7. Chúng giúp cho hệ thần kinh được thư giãn, thoải mái, giảm buồn bực, lo âu.
Do đó, ăn dưa chuột còn có tác dụng giảm căng thẳng, stress hiệu quả.
Đọc thêm:
Quả xoài: Ăn xoài có tác dụng gì đối với sức khoẻ?
Ăn ổi có tác dụng gì? 11 tác dụng tuyệt vời của quả ổi
2.2. Công dụng của dưa leo trong làm đẹp
- Hỗ trợ giảm cân:
Mọi người đều biết, trong dưa chuột có rất ít calo, không có cholesterol, không chất béo no. Lượng nước và chất xơ có nhiều trong quả dưa chuột, tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ rất tốt cho việc giảm cân hiệu quả.
- Làm đẹp da:
Đặc tính dịu mát của quả dưa chuột là giải pháp tốt nhất cho làn da bị cháy nắng. Khi cắt mỏng quả dưa thành những lát tròn rồi đắp lên mặt, da bạn sẽ dịu ngay lập tức. Các tinh chất có sẵn trong dưa chuột sẽ làm giảm kích ứng da, giảm ngứa.
Mặt nạ dưa chuột ít gây ngứa hay làm kích ứng trên da, kháng viêm, giảm mụn hiệu quả. Nếu áp dụng phương này về lâu dài, chúng ta sẽ cải thiện các khuyết điểm trên khuôn mặt.
3. Những lưu ý khi sử dụng dưa chuột
3.1. Hướng dẫn ăn dưa chuột đúng cách
Được biết dưa chuột rất tốt đối với sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều mỗi ngày. Hằng ngày, bạn chỉ nên ăn 1 quả dưa chuột vì lạm dụng ăn dưa chuột cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Một vài lưu ý cụ thể:
- Các bệnh nhân đang dùng các loại thuốc chống đông máu như coumadin, warfarin,… nên kiêng ăn dưa chuột hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại trái cây này. Nguyên nhân vì hàm lượng vitamin K trong dưa chuột có tác dụng đông máu tương đối lớn.
- Vỏ dưa chuột tuy có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể dùng cả vỏ để tận dụng hết các thành phần dinh dưỡng. Thực tế, dưa chuột là một trong những loại thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu cao. Nếu muốn ăn cả vỏ, chúng ta cần rửa sạch dưa chuột, sau đó ngâm với nước muối hoặc dùng máy sục có dung dịch rửa hoa quả an toàn rồi mới ăn trực tiếp.
- Không nên ăn dưa chuột cùng với ớt hoặc cần tây, vì sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin C.
- Những quả dưa chuột lớn, có vỏ quá bóng có thể đã bị phun thuốc nitrat quá nhiều và vẫn còn dư lượng thuốc bên trong. Chúng ta chỉ nên lựa chọn và sử dụng những quả có vỏ xanh sáng, không bị thâm hay giập nát và còn phấn.
- Tuy là một nguyên liệu làm đẹp từ thiên nhiên rất lành tính, nhưng mặt nạ dưa chuột vẫn có thể gây dị ứng với những người có da nhạy cảm. Nếu da của bạn bị ngứa đỏ sau khi đắp mặt nạ dưa chuột, bạn nên ngưng lại ngay lập tức và rửa sạch mặt với nước ấm. Sau đó hãy đợi da mặt hồi phục lại rồi cân nhắc chuyển sang đắp mặt nạ với loại nguyên liệu khác, hoặc hình thức chăm sóc da khác.
3.2. Bà bầu có nên ăn dưa chuột hay không?
Quả dưa chuột mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho phụ nữ mang thai.
Vậy bà bầu có nên ăn dưa chuột hay không thì câu trả lời là Có. Bà bầu hoàn toàn có thể ăn dưa chuột để bổ sung những dưỡng chất cần thiết mà không gây nên tình trạng thừa cân. Các axit hữu cơ, chất xơ, vitamin, axit folic, phốt pho, sắt... giúp bà bầu có một trái tim khỏe mạnh.
Kiên trì đắp mặt nạ dưa chuột để nuôi dưỡng làn da. Nguồn vitamin C dồi dào trong từng lát dưa sẽ đem lại cho bạn khuôn mặt căng bóng, mịn đẹp và trắng sáng. Dưỡng da bằng dưa chuột là biện pháp kinh tế, đơn giản, lại có độ an toàn cao.Khi chín, đa số dưa chuột sẽ có một nửa có màu xanh nhạt hoặc hơi ngả vàng, còn một nửa về phần cuống sẽ có màu xanh đậm hơn. Thông thường, nửa ở gần cuống sẽ có vị đắng hơn so với nửa còn lại. Quả dưa chuột bên trong có nhiều hạt, ruột mềm. Cùi màu trắng, giòn xốp.
Ngoài ra, ăn dưa chuột còn giúp giảm cảm giác nóng hừng hực ở phụ nữ mang thai, giảm khát nước, thanh lọc cơ thể.
Những chất chống oxy hóa trong dưa leo như vitamin C, A, K và beta-carotene có khả năng làm tăng cường hệ miễn dịch của người mẹ, kháng lại những bệnh truyền nhiễm.
Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều dưa chuột kích thích tăng cường tiểu tiện, dẫn đến mất nước ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cũng có thể bị đầy hơi, gây phình bụng, khó tiêu. Cũng có nhiều trường hợp phụ nữ mang thai bị dư thừa kali, gây nhức đầu khó thở. Nếu bạn mắc các chứng này khi dùng thì nên tạm ngừng việc ăn dưa chuột.
Cần tránh ăn dưa chuột muối mặn và cay nếu mẹ bầu bị sưng phù và cao huyết áp.
Từ thời xa xưa, con người coi dưa chuột là một loại thực phẩm lành tính, dùng để bổ sung các chất dinh dưỡng và điều trị bệnh. Hiện nay, các lợi ích của dưa chuột đối với sức khỏe lại càng được chứng minh cụ thể hơn. Vì vậy, cần sử dụng dưa chuột thường xuyên và đúng cách để loại trái cây này đem lại hiệu quả giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe
(Sưu tầm)