Sai lầm nhiều người Việt mắc khi bị ho: Bác sĩ chỉ cách làm đúng để không hại cơ thể

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Sai lầm nhiều người Việt mắc khi bị ho: Bác sĩ chỉ cách làm đúng để không hại cơ thể

Sai lầm nhiều người Việt mắc khi bị ho: Bác sĩ chỉ cách làm đúng để không hại cơ thể

Mùa lạnh là thời điểm các bệnh lý hô hấp tăng lên, nhiều trường hợp thấy có hiện tượng ho đã uống thuốc ngay lập tức, thậm chí uống cả kháng sinh. 

Mùa lạnh - khắc tinh của hệ hô hấp

TS BS Nguyễn Như Vinh – trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cho biết cứ đến dịp chuyển mùa, số bệnh nhân liên quan tới các bệnh lý hô hấp lại tăng lên.

Nhiều bệnh nhân than phiền với bác sĩ họ bị ho nhiều, ho tới 2, 3 tuần chưa dứt. Tuy nhiên, cũng có bệnh nhân đến với bác sĩ và nói rằng họ đã bị ho 3,4 ngày và đã uống đủ các loại thuốc uống nhưng không hết ho. Các thuốc họ sử dụng đều là thuốc ho, kháng sinh… Uống thuốc vô tội vạ là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng của người bệnh, bác sĩ Vinh nói.

Theo bác sĩ Vinh, thời tiết lạnh là thời tiết cực kỳ nguy hiểm với nhiều nhóm đối tượng, đặc biệt là các bệnh nhân có bệnh hô hấp trước đó như hen suyễn, tắc nghẽn phổi mãn tính.

Thậm chí cũng có những bệnh nhân dù trước đó không có bệnh lý nền hô hấp nhưng cứ đến mùa lạnh thì họ lại bị viêm hô hấp, sổ mũi. Ngoài ra, trẻ em cũng là đối tượng dễ bị ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp khi trời chuyển mùa.

Đặc biệt là tình trạng ho về đêm, theo lý giải của bác sĩ Vinh, ban đêm ho nhiều hơn là vì nửa đêm về sáng là thời điểm có nhiệt độ thấp nhất trong ngày, đường thở dễ bị nhạy cảm. Lúc này, nếu có luồng không khí lạnh đi ngang qua, người đó hít vào có thể sẽ gây ra ho, khó thở. Những người hen suyễn, viêm mũi dị ứng thì càng dễ bị ho vào ban đêm hơn so với ban ngày. 

Làm gì khi bị ho?

BS Vinh cho biết khi bạn bị ho hoặc con nhỏ bị ho, các việc cần làm là:

Thứ nhất, giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang, quàng thêm khăn cổ, bổ sung thêm nước ấm hoặc nước trái cây. Khi nạp nước vào, cơ thể sẽ dễ chịu hơn vì khi ho cũng làm mất nước.

Thứ hai, nghỉ ngơi để có thêm sức khoẻ, bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ để đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ thể.

Thứ ba, nếu tình trạng trở nặng và kèm theo triệu chứng như nhức đầu, khó chịu có thể sử dụng các loại thuốc như paracetamol, giảm đau. Nếu bị ho có thể mua thêm thuốc ho.

Nhưng với trẻ nhỏ, nếu thấy trẻ khó thở, hổn hển, môi tím, ngực trẻ co kéo khi trẻ hít thở thì cần cho trẻ tới các cơ sở y tế. 

Trong trường hợp ho nhẹ, ho do cảm cúm, cảm lạnh thì cũng không cần tới bệnh viện mà nên tự theo dõi ở nhà. Nếu qua 2, 3 tuần không đỡ thì có thể đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ.

Sai lầm khi tự ý dùng kháng sinh

Bác sĩ Vinh lưu ý các bệnh hô hấp theo mùa chủ yếu do virus nên không cần sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều người bệnh khi bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm hô hấp là đã vội vàng dùng kháng sinh. Thậm chí, chỉ cần thấy ho là họ sẽ sử dụng thuốc ho ngay lập tức.

Trong khi đó, ho là phản xạ tự nhiên bảo vệ cơ thể để tống xuất các chất tiết từ trong phổi ra ngoài, từ đó giúp phổi sạch hơn.

Một số người bị các bệnh như viêm phế quản cấp, hen phế quản, khí phế thũng, viêm phổi... cần ho để tống đờm ra ngoài. Khi đó, việc uống thuốc giảm ho sẽ gây ứ đọng các chất đờm dãi, dịch... ở đường hô hấp, gây cản trở sự hô hấp và gây ứ khí phế nang, làm giảm khả năng chống lại vi trùng, làm cho bệnh nặng hơn. Ngoài ra, ho do cảm lạnh và cảm cúm thường sẽ tự biến mất nên việc uống thuốc ho cũng không cần thiết.

Đối với trẻ em, do khả năng bảo vệ và miễn dịch của trẻ kém hơn so với người lớn nên nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho, sổ mũi thường là do nhiễm những siêu vi gây bệnh ở đường hô hấp lây lan trong không khí.

Những siêu vi này không bị ảnh hưởng bởi kháng sinh. Vì vậy, việc uống kháng sinh không thể cải thiện bệnh mà chỉ làm trẻ mệt thêm.

BS Vinh cho biết một số các quốc gia còn khuyến cáo chỉ khi ho trên 3 tuần mới nên sử dụng thuốc. Vì vậy, trường hợp bị ho 2, 3 ngày đã sử dụng thuốc ho, thuốc kháng sinh là không nên. 

 

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ