Quế là gì? Bột quế có tác dụng gì và sử dụng như thế nào?

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Quế là gì? Bột quế có tác dụng gì và sử dụng như thế nào?

Quế là gì? Bột quế có tác dụng gì và sử dụng như thế nào?

Quế được biết có nhiều công dụng cho sức khỏe và bột quế cũng tương tự. Vậy bột quế có tác dụng gì? Sử dụng như thế nào thì không phải ai cũng biết. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bột quế.


Quế còn được biết là 1 trong 4 loại dược phẩm quý được nhiều người yêu thích và sử dụng. Không những thế, bột quế còn được sử dụng rộng rãi trong chữa bệnh hay nấu ăn và làm đẹp.

Vậy bột quế là gì, tác dụng và sử dụng như thế nào?

1. Quế là gì? Bột quế là gì?

Quế được biết là một lớp vỏ được lấy ra từ phần thân của cây quế và có tên khoa học là Cinnamomum. Khi lớp vỏ quế khô sẽ được đem cuộn lại và có tên gọi là thanh quế. Sau khi các thanh quế được nghiền nát, lúc này bột quế được hình thành.

Hương vị của quế đặc biệt nhờ sự kết hợp của hợp chất cinnamaldehyde có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Quế được chia ra làm 2 loại với hàm lượng khác nhau với hàm lượng tinh dầu và đặc tính khác nhau gồm: Quế Ceylon và Quế Cassia.

Bột quế là gì?

Như đã biết, bột quế được tạo ra bằng cách nghiền nát vỏ quế và cả hai loại quế Ceylon và Cassia thành bột. Bột quế có màu nâu đỏ, có hương thơm đặc trưng và thời gian bảo quản của bột quế rất lâu.

 

Trước khi nói đến tác dụng của bột quế đối với sức khỏe cần biết, bột quế chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, cụ thể: 

- Bột quế chứa vitamin A, B1, C rất tốt cho mắt, tốt cho máu và đem lại hiệu quả kháng viêm tốt.

- Bột quế còn chứa nhiều khoáng chất như: kẽm, kali, canxi.

- Các thành phần quan trọng là axit amin như: Pantothenic, Pyridoxine.

- Chứa chất chống oxy hóa cao.

- Chứa chất xơ.

- Hàm lượng tinh dầu khoảng 3%.

Với nhiều thành phần dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho cơ thể nên bột quế được sử dụng nhiều hiện nay, đặc biệt có hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

2. Bột quế có tác dụng gì?

Bột quế dù được chia ra làm 2 loại gồm Ceylon và Cassia, dù khác nhau một số đặc tính nhưng về cơ bản thì hai loại bột quế này đều có công dụng tốt cho sức khỏe giống nhau. Có thể điểm nhanh một số công dụng của bột quế dưới đây:

2.1. Bột quế có đặc tính chống viêm hiệu quả

Thực tế, nhờ vào chất chống oxy hóa có trong bột quế nên bột quế có tác dụng chống viêm cũng như giúp chống nhiễm trùng và giúp phục hồi tổn thương ở mô một cách hiệu quả.

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu được thực hiện cho biết công dụng của bột quế trong chống viêm mạnh như hợp chất E-cinnamaldehyde, o-methoxycinnamaldehyde có trong quế Ceylon và hợp chất cinnamic aldehyde có trong quế Cassia.

Không những thế, hợp chất cinnamic aldehyde có trong bột quế còn có thêm đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm hiệu quả. Điều này góp phần làm giảm tình trạng nhiễm trùng và chống sâu răng hay tình trạng hôi miệng khi ức chế được sự phát triển của một số vi khuẩn trong khoang miệng như Listeria và Salmonella.

2.2. Chất chống oxy hóa

Bản chất bột quế có chứa lượng lớn các chất chống oxy polyphenol mạnh, các chất này có tác dụng tốt trong bảo vệ cơ thể tránh khỏi tác hại của quá trình oxy hóa mà các gốc tự do gây ra.

Trong đó, kết quả phân tích và nghiên cứu khi so sánh còn có khả năng chống oxy hóa của 26 loại gia vị thì quế dường như dẫn đầu về hàm lượng phenol cao hơn so với các thực phẩm còn lại, hơn cả tỏi và Oregano.

Không những thế, bột quế còn được biết đến như một chất bảo quản tự nhiên.

2.3. Bột quế có tác dụng gì trong hỗ trợ điều trị bệnh?

- Bột quế có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Bột quế đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện các vấn đề có liên quan đến bệnh tim như hàm lượng cholesterol tổng thể hay cholesterol triglycerides và huyết áp trong cơ thể con người.

Kết quả nghiên cứu cho biết, những người bị tiểu đường tuýp 2 khi sử dụng từ 2.1gram hoặc nửa muỗng cà phê bột quế hằng ngày cho kết quả rằng hàm lượng cholesterol toàn phần được giảm dần, đồng thời chỉ số cholesterol LDL (low density lipoprotein cholesterol) xấu và cholesterol triglycerides trung tính cũng giảm theo trong khi đó chỉ số HDL cholesterol (high density lipoprotein cholesterol) vẫn giữ mức ổn định.

Kết quả của nghiên cứu khác còn cho thấy việc tiêu thụ 120mg quế mỗi ngày cũng đem lại hiệu quả tương tự, thậm chí còn có thể tăng mức HDL cholesterol tốt.

- Bột quế có tác dụng gì đối với người bệnh tiểu đường?

Insulin là 1 trong những loại hormone liên quan đến quá trình trao đổi chất và sử dụng năng lượng trong cơ thể. Vì vậy, insulin cần thiết cho sự vận chuyển đường huyết từ máu đến các tế bào của bộ phận khác nhau.

Tuy nhiên, một số người lại kháng với sự tác động của insulin và có thể gây ra một số bệnh lý hội chứng chuyển hóa hoặc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Sử dụng bột quế đem lại hiệu quả giảm tình trạng kháng insulin một cách đáng kể, đồng thời giúp cho hormone này thực hiện công việc của nó một cách thuận lợi hơn.

Không những thế, bột quế còn có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu cũng như có nhiều cơ chế khác nhau:

- Bột quế có tác dụng làm giảm lượng glucose đi vào máu khi bạn ăn và dựa vào một số hợp chất có trong quế tương tác với enzym tiêu hóa còn làm chậm quá trình phân hủy carbohydrate trong đường tiêu hóa.

Đồng thời, một số loại hợp chất như hydroxychalcone có trong quế cũng có cách thức hoạt động như insulin nhưng có tốc độ chậm hơn và còn góp phần cải thiện sự hấp thụ glucose của các tế bào.

- Tốt cho người bệnh thoái hóa thần kinh

Những người bị bệnh thoái háo thần kinh là dấu hiệu cho thấy cấu trúc đang mất dần hoặc có chức năng của các tế bào não đang giảm dần, chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi mắc bệnh Alzheimer và Parkinson.

Trong khi đó, chiết xuất từ quế Ceylon còn có khả năng ức chế sự tích tụ của một loại protein trong não, đây còn là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer.

Ngoài ra, nghiên cứu được thực hiện trên cơ thể chuột mắc bệnh parkinson cho kết quả rằng quế còn có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện tốc độ dẫn truyền thần kinh cũng như chức năng hoạt động của não hiệu quả.

- Phòng chống ung thư

Trong nhiều nghiên cứu được thực hiện trên động vật và ống nghiệm đã cho kết quả rằng sử dụng quế đúng cách có tác dụng chống lại ung thư.

Do đó, hợp chất trong quế còn làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư, đồng thời giảm sự hình thành các tế bào trong khối u và từ đó gây chết tế bào ung thư.

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ thể chuột bị ung thư ruột kết cho kết quả rằng bột quế trở thành chất kích hoạt mạnh mẽ các enzym giải độc trong ruột kết và có tác dụng chống lại sự phát triển thêm của ung thư ruột kết.

Thử nghiệm trong ống nghiệm còn chứng minh rằng quế có khả năng kích hoạt các phản ứng chống oxy hóa nhằm bảo vệ các tế bào ruột kết ở con người hiệu quả. 

- Chống virus HIV

Không khỏi bất ngờ khi quế có tác dụng chống virus HIV. Thực tế, trong nhiều thí nghiệm được thực hiện trong ống nghiệm cho thấy quế có khả năng chống lại HIV-1, loại virus này phá vỡ hệ thống miễn dịch và nếu không nhận điều trị kịp thời còn có thể gây bệnh AIDS.

Trong khi đó, phát hiện mới về chiết xuất từ quế cassia còn có thể chống lại virus HIV-1 phổ biến ở người. Trong một nghiên cứu khác cũng chứng minh rằng việc sử dụng quế còn là biện pháp điều trị các tế bào nhiễm HIV hiệu quả trong số 69 cây thuốc được nghiên cứu.

2.4. Bột quế trong làm đẹp

- Bột quế có tác dụng làm đẹp da

Nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn cũng như chứa nhiều chất chống oxy hóa, bột quế còn có tác dụng làm giảm mụn trứng cá và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm trên da.

Không chỉ vậy, bột quế còn có tác dụng cung cấp độ ẩm cho da nhờ khả năng cải thiện lưu lượng máu trên bề mặt da. Đồng thời, bột quế còn giúp điều trị bệnh da khô, loại bỏ các tế bào chết và giúp phục hồi các tổn thương trên da đem lại làn da khỏe mạnh.

- Giảm cân hiệu quả từ bột quế

Vì có chứa nhiều polyphenol nên quế còn có tác dụng giảm cân hiệu quả vì thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy các liên kết peptit diễn ra nhanh chóng trong cơ thể, đồng thời giúp cơ thể giảm khối mỡ và cân nặng.

3. Lạm dụng bột quế còn có thể gây ra ảnh hưởng nào tới sức khỏe?

Dù bột quế đem đến rất nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng nên sử dụng. Vì sử dụng quá nhiều hoặc lạm dụng bột quế còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như:

- Làm tăng nguy cơ bị tổn thương gan

Sử dụng bột quế quá liều lượng còn có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị tổn thương gan. Do bột quế có chứa lượng lớn coumarin, vì vậy khi tiêu thụ quá nhiều nó còn trở thành chất gây độc và gây tổn thương cho gan.

- Gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Bột quế giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, tuy nhiên nếu cơ thể hấp thụ một lượng lớn coumarin thì còn gây tổn thương cho gan và còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị ung thư.

Nghiên cứu được thực hiện trên động vật gặm nhấm, người ta phát hiện việc tiêu thụ quá nhiều coumarin còn khiến các khối u ác tính phát triển ở một số cơ quan nội tạng như gan, thận và phổi.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khẳng định rằng coumarin làm tăng nguy cơ gây ra bệnh ung thư ở người. Vấn đề cần quan tâm là việc sử dụng và tiêu thụ quá nhiều quế có hàm lượng coumarin thì các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể sẽ giảm dần, điều này còn thay thế bằng khối u có khả năng phát triển thành ung thư cao hơn.

- Làm lở loét miệng

Bột quế có chứa cinnamaldehyde, hoạt chất này còn có thể gây ra tình trạng dị ứng ở miệng đối với trường hợp ăn quá nhiều. Thậm chí, một số người ăn quá nhiều bột quế còn có thể gây dị ứng.

Ngoài các triệu chứng loét miệng gặp phải còn có thể xảy ra tình trạng sưng lưỡi, sưng nướu và tạo cảm giác nóng rát hoặc ngứa trong khoang miệng gây khó chịu. 

- Giảm lượng đường trong máu

Quế còn có tác dụng làm giảm đường huyết trong máu vì vậy đây là thực phẩm tốt cho những người có lượng đường huyết cao.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều bột quế còn là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp và có thể gây ra một vài hiện tượng như: hạ đường huyết, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí các trường hợp nghiêm trọng còn có thể gây ngất xỉu.

- Vấn đề hô hấp

Bột quế có kết cấu nhỏ, mịn nên khi sử dụng loại thực phẩm này nếu hít vào còn có thể gây tình trạng ho, bị nôn hoặc khó thở xảy ra.

Không những thế, chất cinnamaldehyde có trong quế còn được xem là chất gây kích thích và gây ra nhiều khó chịu cho cổ họng. Do đó, người bệnh hen suyễn hoặc người mắc các bệnh có liên quan đến hô hấp cần chú ý tránh hít phải bột quế.

- Bột quế có thể tác dụng với một số loại thuốc

Quế có dược tính nên các trường hợp sử dụng thuốc điều trị trị bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng bột quế vì sử dụng bột quế còn có thể gây ra tác dụng phụ hoặc còn có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Chất coumarin trong bột quế còn có thể làm tổn thương gan, vì vậy các trường hợp người bệnh đang sử dụng thuốc điều trị bệnh gan thì sử dụng bột quế lúc này còn khiến tình trạng bệnh gan trở nên nghiêm trọng hơn. 

4. Gợi ý món ăn từ bột quế

Bột quế đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết chế biến món ăn từ bột quế, một số gợi ý món ăn dưới đây có thể giúp bạn sử dụng bột quế đúng cách, thơm ngon mà không mất chất dinh dưỡng từ loại thực phẩm này.

- Làm bánh mì quế trộn, bánh mì quế cuộn, chả quế chay,...

- Trà quế mật ong,...

Hi vọng với những thông tin trong bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về bột quế cũng như bột quế có tác dụng gì để lựa chọn và sử dụng loại thực phẩm này bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho gia đình đúng cách, tận dụng tốt những hiệu quả đối với sức khỏe. 

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ