Ở giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch còn yếu, các em bé rất dễ bị ho. Thay vì lo lắng không yên, các bậc cha mẹ cùng tìm hiểu bài viết sau để có cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi dưới đây:
Ho là biểu hiện thường thấy ở trẻ. Đây là hành động giúp cơ thể con người đẩy ra những chất có hại cho cơ thể như: chất bài tiết, nước mũi, dị vật trên đường hô hấp, giúp cơ thể giảm thiểu các tác nhân gây bệnh.
Ho do nhiều nguyên nhân gây ra, chính vì thế cần phải tìm hiểu để có những cách chữa ho ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi phù hợp và kịp thời.
1. Phân loại ho ở trẻ sơ sinh
Ho không phải là một loại bệnh mà chỉ là triệu chứng của nhiều loại bệnh lý khác nhau. Ở trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch rất kém, vì vậy khả năng mắc bệnh của các bé sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với người lớn.
Cụ thể:
- Khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng, vì vậy có thể nghe thấy tiếng trẻ khò khè khi em bé thở ra hít vào, và xuất hiện ho khan.
- Khi bé bị vi khuẩn đường hô hấp tấn công, sẽ có các chất dịch nhầy vướng ở họng mang màu trắng hoặc xanh. Lúc này, tiếng ho của trẻ sẽ đặc hơn, trẻ ho có đờm.
2. Nguyên nhân gây ho ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cơ thể còn non nớt nên các em bé lúc này có hệ miễn dịch cực kỳ yếu.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ho ở trẻ giai đoạn này, nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:
- Do bệnh lý:
Ho là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau như: hen suyễn, ho gà, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tắc thanh quản, viêm tiểu phế quản,... Bởi thế khi chăm sóc trẻ bạn không được chủ quan. Những bệnh này rất nguy hiểm với cơ thể còn yếu ớt của trẻ sơ sinh.
- Thời tiết thay đổi:
Các tác nhân gây bệnh sẽ có điều kiện sinh sôi khi gặp sự thay đổi của thời tiết. Đó là nguyên nhân đầu tiên khiến bé dễ dàng bị ho.
Về mùa đông, cơ thể rất dễ bị cảm lạnh. Vì vậy, hãy chăm sóc cho bé thật cẩn thận, tránh để nhiễm lạnh. Khi bị cảm, bé có thể xuất hiện một loạt tình trạng như ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi,...
- Môi trường bị ô nhiễm:
Môi trường xung quanh bé có nhiều bụi bẩn hoặc ẩm thấp sẽ chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm. Hệ hô hấp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Qua một thời gian tác động, trẻ có thể bị viêm phổi hoặc viêm khí quản và bị ho.
3. Gợi ý cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Để điều trị ho cho trẻ 1 tháng tuổi, cần chú ý thực hiện bằng phương pháp tự nhiên nhất có thể. Không chỉ vậy, khi chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cần phải thận trọng khi dùng thuốc điều trị cho bé ở giai đoạn này.
Nguyên nhân là trong các loại thuốc trị ho hầu hết đều có chứa thành phần dextromethorphan. Dextromethorphan là một chất mà cơ thể của trẻ sơ sinh khó chuyển hóa được. Điều này gây tác động xấu tới trẻ, có thể dẫn tới tử vong trong một số trường hợp.
Cha mẹ, người thân nên đưa trẻ đi khám ngay nếu tình trạng ho kéo dài, còn nếu trẻ chỉ bị ho nhẹ thì có thể tự khỏi mà chưa cần tới gặp bác sĩ.
Những cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thông thường được áp dụng phổ biến như sau:
3.1. Chườm khăn ấm và cho trẻ uống nước ấm
Phụ huynh có thể dùng khăn ấm để chườm cho trẻ. Hãy nhớ chú ý đến nhiệt độ của nước vì cơ thể bé rất nhạy cảm. Chườm khăn ấm nên cổ và ngực bé giúp các mạch máu lưu thông, giảm ho. Ccần chú ý đừng nên liên tục chườm trên 20 phút, em bé của bạn sẽ dễ bị sốt, cảm.
Tương tự như tác dụng của việc chườm khăn ấm, uống nước ấm giúp cơ thể trẻ ấm lên, làm họng bé dễ chịu hơn, cùng với đó là ngăn ngừa việc chảy nước mũi kích ứng lên cổ họng giúp bé bớt bị ho.
3.2. Vệ sinh mũi cho trẻ
Khi bé bị bệnh đường hô hấp thì việc vệ sinh mũi là rất quan trọng. Vệ sinh mũi sẽ giúp mũi được thông thoáng, lấy đi những chất nhầy làm bé khó chịu, có thể chứa vi khuẩn, nếu chảy xuống họng làm bé bị ho. Vì vậy hãy giúp bé loại bỏ chúng bởi bé chưa biết cách tự đẩy chúng ra.
Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, hút mũi cho bé sẽ làm dịu đi các mô đang bị kích thích, đồng thời hệ hô hấp được thông thoáng hơn sẽ giảm bớt tác nhân khiến trẻ bị ho. Không những thế còn giúp trẻ dễ ho nếu đang có gì khó chịu vướng trong cổ họng, đẩy những chất đờm này ra trẻ sẽ đỡ ho.
3.3. Tăng cường độ ẩm trong không khí
Không khí khô sẽ gây kích ứng lên niêm mạc mũi, miệng, gây khô họng khiến bé dễ bị ho. Cùng với đó có nhiều bụi bẩn lơ lửng trong không khí. Tăng độ ẩm trong không khí cho ta cảm giác dễ chịu, có lợi cho việc hô hấp.
Cách đơn giản nhất là bạn hãy đặt một máy phun sương điều hòa độ ẩm trong phòng ngủ. Nhưng hãy chú ý sử dụng nếu không sẽ phản tác dụng gây hại tới sức khỏe.
3.4. Để trẻ nằm cao đầu khi ngủ
Khi bé ngủ, đặt bé nằm trên chiếc gối có chiều cao phù hợp sẽ tốt cho việc hô hấp của bé. Kê gối bé ngủ cao hơn, có thể kê thêm khăn bé sẽ đỡ ho.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho là việc dễ gặp phải. Dùng thuốc điều trị khi chưa cần thiết sẽ tác động đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Nhưng các bệnh đường hô hấp cũng rất nguy hiểm, dễ biến chứng.
Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy bình tĩnh tìm phương pháp đúng đắn để chữa ho cho bé. Và nhất định không được chủ quan với bệnh của bé dù chỉ một chút.
3.5. Bôi dầu tràm
Dầu tràm từ lâu đã có nhiều tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe. Chỉ với vài giọt tinh dầu tràm thoa đều lên cơ thể bé cũng có thể giúp bé giảm ho. Dầu tràm giúp hệ hô hấp được thông thoáng, hít thở dễ chịu. Cha mẹ nên bôi thêm vài cổ, ngực và lưng trẻ để giúp giữ ấm. Để giữ ấm chân bé khi ngủ, bạn hãy massage nhẹ nhàng chân bé một lúc với dầu tràm.
Khi tắm cho bé, bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm cũng có tác dụng rất tốt. Hương dầu tràm giúp bé tránh xa virus, vi khuẩn. Niêm mạc mũi cũng được kích thích giúp trẻ đẩy được chất nhầy trong mũi, tránh bị ho.
3.6. Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ phát triển nhất là khi trẻ mới được một tháng tuổi. Uống nhiều sữa mẹ giúp bé khỏe mạnh, hệ miễn dịch được tăng cường, chống lại các tác nhân từ môi trường tốt hơn.
Tác dụng trực tiếp của sữa mẹ trong việc giảm ho cho bé đó là uống sữa sẽ giúp làm loãng các chất dịch, chất nhầy trong hệ hô hấp. Với người lớn, việc uống nước cũng có tác dụng tương tự.
Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi không quá khó khăn, những trường hợp trẻ bị ho ở thời điểm này cũng không phải là hiếm gặp, vì vậy cha mẹ của trẻ cần bình tĩnh chữa trị khi con bị ho.
Tuy nhiên, không nên chủ quan mà cần theo dõi kĩ tình trạng của trẻ tại nhà. Nếu tình trạng không tiến triển tốt hơn, cần đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để các con được điều trị kịp thời.
(Sưu tầm)