Phụ huynh cần làm gì khi trẻ sốt mọc răng?

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Phụ huynh cần làm gì khi trẻ sốt mọc răng?

Phụ huynh cần làm gì khi trẻ sốt mọc răng?

Trẻ sốt mọc răng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nó cũng khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi. 

 

Sốt mọc răng ở trẻ là tình trạng xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ độ tuổi mọc răng. Tuy là tình trạng phổ biến nhưng cũng khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Vậy khái niệm về trẻ sốt mọc răng ra sao? trẻ sốt mọc răng mấy ngày thì khỏi? cách hạ sốt cho trẻ mọc răng như thế nào mới đúng? Và trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài có quá nguy hiểm không?

Dưới đây là tất cả thông tin về tình trạng trẻ sốt mọc răng mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:

1. Định nghĩa trẻ sốt mọc răng

Trẻ sốt mọc răng là một hiện tượng trẻ bị tăng thân nhiệt khi bắt đầu mọc răng. Sốt mọc răng ở trẻ thường để lại ấn tượng khá sâu sắc cho cha mẹ, bởi đây có thể là lần đầu trẻ sốt từ khi mới sinh ra. Tuy nhiên, trẻ sốt mọc răng lại không quá đáng lo; ngược lại, đây báo hiệu sự phát triển rất tốt của trẻ. Ngoài ra, mọc răng đúng với tháng tuổi chứng tỏ trẻ phát triển rất tốt.

Thế nhưng quá trình xuất hiện của những chiếc răng đầu tiên của bé cũng gặp khá nhiều vấn đề khiến cha mẹ lo lắng. Trẻ sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như tăng tiết nước ngọt, bỏ bú, đôi khi có cả trường hợp trẻ sốt mọc răng 39 độ. Tuy nhiên, triệu chứng thường gặp ở trẻ sốt mọc răng thường bao gồm:

- Chảy nước bọt nhiều

- Nóng sốt, đôi lúc sốt cao

- Giảm số lần bú, đôi khi sốt mọc răng ở trẻ còn khiến bé bỏ bú

- Bứt rứt, quấy khóc do khó chịu

- Trằn trọc vào ban đêm

- Khó đi vào giấc ngủ

- Thích đưa các vật xung quanh vào miệng để gặm, nhai 

Ở thời điểm mọc răng, sức để kháng ở cơ thể trẻ cũng sẽ bị suy yếu hơn. Do đó, trẻ rất dễ gặp phải một số bệnh, chẳng hạn như rối loạn tiêu hóa, nhiễm siêu vi. Và cũng ở thời điểm này, trẻ thường gặp tình trạng sốt kèm theo đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên, trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài không kéo dài quá lâu và không quá đáng lo.

2. Trẻ mọc răng sốt bao lâu?

Nhiều cha mẹ cũng thắc mắc trẻ sốt mọc răng mấy ngày? Câu trả lời là trẻ sốt mọc răng thường chỉ sốt trong khoảng 1-2 ngày. Nếu tình trạng sốt kéo dài hơn 2 ngày thì đó là sốt bởi nguyên nhân khác.

3. Phân biệt trẻ sốt mọc răng và sốt do nguyên nhân khác

Sốt mọc răng ở trẻ rất thường gặp và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ cần xác định được trẻ sốt mọc răng hay sốt do nguyên nhân khác để có hướng xử trí chính xác.

3.1. Trẻ sốt mọc răng

Đặc điểm xác định trẻ sốt mọc răng là trẻ sốt nhẹ, hiếm khi sốt cao trên 38.5 độ C. Đa phần trẻ sốt mọc răng chỉ gặp tình trạng bứt rứt, người hơi ấm. Nếu cha mẹ quan sát thấy răng của trẻ đang nhú lên thì đó là sốt mọc răng.

Trẻ thường mọc răng khi được 6 tháng tuổi, tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mọc răng sớm hơn hoặc trễ hơn cũng không có gì bất thường.

Khi mọc răng, ngoài sốt thì cơ thể trẻ sẽ xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như quấy khóc nhiều hơn, tăng tiết nước bọt, biếng bú, khó ngủ; và thích nhai, gặm những đồ vật xung quanh. 

3.2. Trẻ sốt do các bệnh lý khác

Trong trường hợp trẻ chưa mọc răng mà sốt thì có thể trẻ sốt do nguyên nhân bệnh lý. Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt khá đa dạng, có thể bao gồm:

Nhiễm khuẩn đường ruột

Sốt do nhiễm siêu vi

Viêm đường hô hấp

Sốt phát ban

Nhiễm trùng máu

Viêm tai, mũi, họng

Hoặc sốt không rõ nguyên nhân

Cha mẹ có thể nhận biết được trẻ sốt do nguyên nhân bệnh lý bằng cách theo dõi xem trẻ có các triệu chứng sau đây hay không:

- Trẻ thường sốt khá cao, thường trên 38.5 độ C

- Sốt quá cao đôi khi có thể gặp tình trạng co giật

- Trẻ bỏ bú, lừ đừ

- Có xuất hiện phát ban trên da

- Tiêu chảy có lẫn phân trong máu

- Mặt mũi bơ phờ, hốc hác

- Thở yếu, tim đập nhanh

- Môi khô

3.3. Trẻ sốt do tiêm ngừa

Sốt do tiêm ngừa cũng là một trong những hiện tượng khá bình thường. Đa số trường hợp trẻ sốt do tiêm vắc xin thường sốt nhẹ, không vượt mức 38.5 độ C. Trẻ thường chỉ sốt trong khoảng dưới 48 tiếng đồng hồ sau tiêm. Nếu trẻ sốt kéo dài quá 48 giờ và sốt cao, cha mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được theo dõi.

4. Chăm sóc trẻ sốt mọc răng

Sau khi phát hiện trẻ bị sốt, cha mẹ hãy bình tĩnh để xác định cụ thể tình trạng của trẻ. Nếu trẻ xuất hiện những chiếc răng đang nhú lên và có các đặc điểm của sốt mọc răng ở trẻ thì không quá đáng lo. Đầu tiên, cha mẹ hãy đo thân nhiệt của trẻ để đảm bảo trẻ sốt không quá cao và xử trí như sau:

4.1. Xử trí cơn sốt ở trẻ mọc răng 

Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng cũng giống như các trường hợp sốt khác, cha mẹ nên bình tĩnh để xử trí cơn sốt. Đa phần trẻ sốt mọc răng thì thân nhiệt không quá 38 độ, trẻ chỉ hơi ấm đầu, rất hiếm khi trẻ sốt mọc răng 39 độ trở lên. Nếu trẻ sốt quá cao, đó có thể không phải sốt do mọc răng mà do các bệnh lý khác.

Nếu trẻ chỉ sốt chưa đến 38 độ C, cha mẹ nên lau mát cho bé bằng khăn được thấm nước ấm và vắt hơi khô. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn sàng thuốc hạ sốt không kê đơn phòng trường hợp trẻ sốt cao trên 38 độ.

Khi trẻ sốt trên 38.5 độ, cha mẹ hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng đối với cân nặng của trẻ được ghi trên bao bì. Liều dùng sẽ là 10-15mg paracetamol cho 1kg cân nặng của bé. Đối với trường hợp trẻ sốt quá cao, cha mẹ nên lau mát tích cực và cho trẻ uống thuốc hạ sốt, sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chăm sóc y tế kịp thời.

4.2. Một số cách chăm sóc trẻ kèm theo

Khi trẻ sốt mọc răng, trẻ sẽ gặp tình trạng mất nước. Do đó, cha mẹ cần chú ý trong việc bù nước để tránh tình trạng trẻ lịm đi vì mất nước. Nếu trẻ đã lớn hơn 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho uống thêm nước lọc, nước ép trái cây hoặc dung dịch bù điện giải. Ngoài ra, cân kết hợp với lau mát và làm cho trẻ dễ chịu hơn ở khu vực răng mọc lên.

4.2.1. Thay quần áo rộng cho trẻ 

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thấm hút mồ hôi, rộng rãi và thoáng mát. Không nên quấn ủ cho trẻ quá dày, như vậy sẽ khiến trẻ khó hạ sốt và khó chịu hơn.

Ngoài ra, trong thời gian trẻ mọc răng, cha mẹ nên chú ý hơn vào việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Hãy dùng khăn mềm hoặc rơ lưỡi để rơ nhẹ nhàng miệng của trẻ. Nếu trẻ đã trên 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ uống một ít nước ấm để tráng miệng sau mỗi lần ăn dặm hoặc bú sữa.

4.2.2. Giúp trẻ giảm đau nướu

Cha mẹ có thể giúp trẻ giảm đau nướu bằng cách xoa nướu cho trẻ nhẹ nhàng. Cha mẹ hãy dùng gạc rơ lưỡi đã được tiệt trùng đeo vào ngón tay và xoa nhẹ lên vùng nướu đang mọc răng.

5. Trẻ sốt mọc răng khi nào thì đáng lo? 

Tuy là hiện tượng không quá nguy hiểm, tuy nhiên có nhiều trường hợp trẻ sốt mọc răng cần sự can thiệp y khoa từ bác sĩ chuyên khoa nhi. Một số trường hợp sau đây, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng xử trí đúng đắn:

- Trẻ sốt mọc răng 39 độ kéo dài.

- Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài có lẫn máu.

- Trẻ thở yếu, tím tái.

- Quấy khóc nhiều.

- Người lừ đừ.

- Trẻ sốt cao kéo trên 24 giờ và không hạ sốt thì uống thuốc hạ sốt.

- Sốt có kèm với phát ban.

- Trẻ nôn ói nhiều và kéo dài.

- Trẻ sốt cao co giật.

Ngay khi phát hiện có những biểu hiện bất thường của tình trạng trẻ sốt mọc răng thì cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và nhận điều trị kịp thời. 

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ