Những thói quen của mẹ bầu gây hại thai nhi

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Những thói quen của mẹ bầu gây hại thai nhi

Những thói quen của mẹ bầu gây hại thai nhi

Mẹ bầu thức khuya, lười vận động, tắm nước nóng, dùng mỹ phẩm không phù hợp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Sau khi thụ tinh, phôi thai bắt đầu phát triển và hình thành các bộ phận

trong cơ thể. Đồng hồ sinh học của trẻ cũng được thiết lập từ khi còn là bào thai. Bác sĩ Dương Việt Bắc, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết mẹ bầu ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con. Để thai nhi phát triển tốt, chào đời khỏe mạnh, thai phụ nên bỏ những thói quen xấu dưới đây.

Thức khuya: Thiếu ngủ kéo dài tác động trực tiếp đến hệ thống miễn dịch, quá trình trao đổi chất của cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Thai phụ dễ bị tiền sản giật, suy giảm trí nhớ, trầm cảm sau sinh, đẩy nhanh quá trình lão hóa da...

Thức khuya khiến mẹ bầu căng thẳng, stress, giảm cảm giác ngon miệng, quá trình trao đổi chất bị cản trở làm độc tố tích tụ trong cơ thể. Thai nhi dễ bị nhẹ cân, kém phát triển.

Theo bác sĩ Bắc, nhiều mẹ bầu thức khuya có liên quan đến tiếp xúc với ánh sáng bước sóng ngắn (SWL) từ màn hình tivi, máy tính, bức xạ điện từ từ điện thoại di động. Việc tiếp xúc này có tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi, có khả năng gây ra một số rối loạn về hành vi ở trẻ sau này như tăng động giảm chú ý.

Trong thời gian mang thai, người mẹ nên nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ và đủ giấc, khoảng 8 giờ mỗi đêm và 60 phút nghỉ trưa. Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính, laptop trước giờ đi ngủ. Nên đặt các thiết bị này cách xa giường ngủ.

Nằm ngửa trong những tháng cuối thai kỳ có thể khiến thai nhi chèn ép lên các vùng tĩnh mạch thân dưới, các cơ quan quan trọng như tim, phổi, thận của thai phụ, cản trở lưu thông máu, quá trình vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ tới nhau thai.

Thói quen này cũng khiến một phần cơ thể đè lên cột sống, cơ lưng, chèn ép tĩnh mạch chủ dưới, cản trở lưu thông máu trở lại tĩnh mạch chủ. Lúc này thai phụ dễ bị đau lưng, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, suy tuần hoàn hoặc ngưng thở khi ngủ. Thai phụ nên nằm nghiêng trái, duỗi thẳng chân tay để giải tỏa bớt áp lực của bào thai, giảm phù nề.

Nếu nằm nghiêng bên trái trong nhiều giờ khiến cơ thể đau mỏi, chị em có thể nằm nghiêng sang bên phải khi cần thiết. Sử dụng thêm gối hỗ trợ để nâng đỡ bụng hoặc kẹp giữa hai đầu gối cũng giúp giảm áp lực lên lưng dưới.

Lười vận động khiến mẹ bầu căng thẳng, suy giảm thể lực. Thói quen này có thể dẫn tới ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thiếu vitamin D ở hầu hết phụ nữ mang thai. Vitamin D có vai trò hỗ trợ cơ thể hấp thụ tốt canxi và phốt pho, có lợi cho việc tạo xương và răng thai nhi chắc khỏe. Người mẹ thiếu vitamin D có thể khiến trẻ bị béo phì khi lớn lên, dễ mắc một số bệnh liên quan đến canxi như loãng xương, nhuyễn xương hoặc co giật do hạ canxi máu.

Vận động thể thao quá mức có thể tạo áp lực lớn lên vùng xương chậu, tăng nguy cơ sinh non. Thai phụ dễ bị chấn thương hơn do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến các dây chằng trở nên lỏng lẻo. Người mẹ nên chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp thể trạng như đi bộ, yoga, khiêu vũ...

Tắm nước nóng hoặc xông hơi giúp giảm khó chịu khi mang thai. Tuy nhiên cách này cũng dễ làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt của mẹ bầu, có nguy cơ dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Dùng mỹ phẩm, đặc biệt là loại chứa phthalates có thể hấp thụ vào cơ thể mẹ bầu qua niêm mạc da. Sau đó khuếch tán trong máu, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi, theo bác sĩ Bắc. Mẹ bầu nên ưu tiên chọn mỹ phẩm thiên nhiên lành tính, không chứa hóa chất tạo mùi, tạo màu và kim loại nặng như chì, thủy ngân... để đảm bảo an toàn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chế độ ăn uống không khoa học khiến mẹ bầu thiếu hụt dinh dưỡng, thai nhi đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe như rối loạn phát triển, suy giảm trí tuệ. Chế độ ăn quá nhiều chất béo, đường bột, trong khi ít rau xanh, trái cây tươi làm tăng nguy cơ táo bón, tiểu đường thai kỳ..., từ đó thai nhi phát triển bất thường.

 

Bác sĩ Bắc khuyến cáo thai phụ tránh đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ. Không nên sử dụng các loại thịt nguội, salad nguội, nước trái cây và sữa chưa tiệt trùng, phô mai mềm, thịt cá sống, trứng sống, nem chua, sushi, sashimi... do nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn. Một số loại vi khuẩn như listeria, salmonella có thể đi qua nhau thai, khiến thai nhi bị mất nước, sốt và nhiễm trùng huyết trong tử cung, tử vong. Những loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá thu... nên hạn chế. Bởi thủy ngân có thể khiến thai nhi bị tổn thương não hoặc gặp các vấn đề về thính giác, thị giác.

Uống rượu khi mang thai có thể dẫn tới sự phát triển bất thường về thể chất. Trẻ sinh ra có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe như thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển, giảm khả năng phối hợp và kỹ năng vận động... Tương tự rượu bia, nạp quá nhiều caffeine không chỉ làm cho cơ thể mất nước mà còn hại thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai và thai nhẹ cân.

Hút thuốc lá chủ động hay bị động đều không tốt cho thai nhi. Các hóa chất độc hại trong thuốc lá như nicotine, monoxit cacbon có thể làm mạch máu co lại, giảm khả năng vận chuyển và trao đổi khí oxy, chất dinh dưỡng đến thai nhi. Ngoài việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư phổi, tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá còn gây sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, dị tật bẩm sinh (sứt môi hoặc hở hàm ếch)...

Sử dụng thuốc tùy tiện trong quá trình mang thai, đặc biệt là các loại thuốc không kê đơn như ibuprofen và thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID), một số loại thuốc cảm lạnh và cúm, thuốc trị mụn,... đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai nhi. Thai nhi có nguy cơ bị dị tật hoặc phát triển bất thường, thay đổi chức năng của bánh nhau, sinh non... Bác sĩ Bắc khuyến cáo mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Không đeo khẩu trang khi ra ngoài khiến phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp như cúm, thủy đậu, rubella... gây hại thai nhi. Hít thở trực tiếp không khí ô nhiễm ngoài trời làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân.

Mẹ bầu nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, cân nhắc thay đổi nơi sống hoặc làm việc nếu môi trường không khí không đảm bảo. Tránh ra ngoài vào giờ cao điểm, ưu tiên di chuyển bằng các phương tiện công cộng như xe bus, tàu cao tốc... để hạn chế những tác động bất lợi của môi trường.

 

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ