Nguyên nhân đau lưng khi mang thai tháng cuối ở bà bầu, tình trạng này có nguy hiểm không?

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Nguyên nhân đau lưng khi mang thai tháng cuối ở bà bầu, tình trạng này có nguy hiểm không?

Nguyên nhân đau lưng khi mang thai tháng cuối ở bà bầu, tình trạng này có nguy hiểm không?

Bà bầu dễ bị đau lưng khi mang thai tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Khắc phục bằng cách nào? 

 

Tình trạng đau buốt lưng khi mang thai tháng cuối thường xảy ra tương đối phổ biến ở bà bầu. Đa số, các cơn đau lưng có thể xảy ra do nguyên nhân sinh lý. Vì vậy mà không gây nguy hiểm tới sức khỏe mẹ bầu trong thời gian mang thai.

1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng khi mang thai tháng cuối

Đau lưng trong tháng cuối thai kỳ của bà bầu được biết là cơn đau nhức kích hoạt ở phía sau của cơ thể. Triệu chứng điển hình khi đau lưng là đau vùng thắt lưng.

Thực tế, trong thống kê cho thấy có tới khoảng 70% bà bầu gặp phải tình trạng đau lưng khi mang thai. Đặc biệt, tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn vào tháng cuối thai kỳ.

Tình trạng đau lưng tháng cuối thường xuất hiện ở vùng thắt lưng, kèm theo đó là những khó khăn khi mẹ bầu vận động. Đặc biệt, tình trạng đau lưng còn có thể lan tỏa trên phạm vi rộng và gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh như vùng hông, đau nhức chân và gây nhiều phiền toái trong cuộc sống của mẹ bầu.

1.1. Bà bầu thay đổi hormone gây tình trạng đau lưng

Sự thay đổi các hormone trong cơ thể của người phụ nữ trong suốt thai kỳ gây ra nhiều vấn đề. Đặc biệt trong đó là hormone relaxin với khả năng giãn nở tử cung và vùng chậu. Đây là hormone đem lại hiệu quả đảm bảo không gian cho trẻ phát triển cũng như giúp mẹ có quá trình sinh sản diễn ra thuận lợi hơn.

Nhưng đây cũng là nguyên nhân tạo ra nhiều áp lực do sự giãn nở của tử cung và gây đau dây chằng, đau cơ.

Ngoài ra, khung chậu giãn nở cũng khiến các khớp xương lỏng lẻo hơn và khiến bà bầu bị đau lưng nhiều hơn. Tình trạng này trở nên nghiệm trọng vào tháng cuối của thai kỳ. 

1.2. Cơ vùng bụng của bà bầu bị suy yếu

Đối với các nhóm cơ vùng bụng có tác dụng chịu sức ép khi cơ thể nằm sấp, cơ vùng bụng còn co giãn linh hoạt khi vận động và thực hiện các động tác duỗi thẳng lưng hay khom người.

Lưu ý, tháng cuối thai kỳ khi áp lực từ bụng bầu lớn lên, điều này đồng nghĩa với việc mẹ bầu không thường xuyên thực hiện được các động tác lên vùng cơ bụng khiến cho cơ bụng yếu đi và kém linh hoạt hơn.

Chưa kể, sự phát triển của thai nhi, sự mở rộng của tử cung và vùng chậu cũng gây ra các chèn ép. Điều này khiến cơ vùng bụng càng yếu và là nguyên nhân làm tăng nguy cơ khiến bà bầu bị đau lưng nghiêm trọng trong tháng cuối thai kỳ.

1.3. Cân nặng mẹ bầu

Không thể phủ nhận rằng cân nặng gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai. Tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi phát triển thì càng khiến mẹ bầu tăng cân.

Đặc biệt, nhiều mẹ bầu vì bổ sung dinh dưỡng quá mức gây ra tình trạng dư thừa dưỡng chất và tăng cân không kiểm soát. Tình trạng này khiến cột sống và hệ thống xương khớp chịu nhiều áp lực nên gây ra hiện tượng đau lưng.

1.4. Các tư thế của bà bầu

Các tư thế của bà bầu cũng gây ảnh hưởng tới tình trạng đau lưng. Nhiều mẹ bầu có thói quen ngồi bệt và chống hai tay ra phía sau với mục đích giữ trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên đây là tư thế khiến lưng phải chịu nhiều áp lực và gây cơn đau lưng.

Ngoài ra, các trường hợp mẹ bầu ngồi 1 chỗ lâu, lười di chuyển khi thai lớn cũng là nguyên nhân khiến dây chằng vùng lưng bị suy yếu hơn. Tình trạng đau lưng trở nên nghiêm trọng khi bà bầu nhấc hoặc thực hiện các động tác xoay lưng.

1.5. Đau lưng do thai nhi quay đầu

Tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi tìm đầu để quay và chuẩn bị chào đời. Lúc này, mẹ bầu có thể dễ dàng cảm nhận mà không cần siêu âm. Dấu hiệu nhận biết đơn giản là bụng của mẹ bầu tụt xuống và mẹ bầu có cảm giác dễ thở hơn.

Kèm theo đó là cân nặng của thai nhi cũng khiến mẹ bầu bị đau lưng do dây chằng lưng chưa quen với việc chịu áp lực lớn. 

1.6. Bệnh lý khiến mẹ bầu đau lưng

Tình trạng đau lưng ở bà bầu còn có thể xảy ra do bệnh lý. Đau thần kinh tọa là bệnh lý phổ biến nhất khiến bà bầu bị đau lưng vì quá trình mang thai sự chèn ép của thai nhi lên dây thần kinh tọa sẽ khiến bà bầu đau đớn. Biểu hiện cụ thể, cơn đau này xảy ra ở vùng thắt lưng và lan xuống mông, đùi đến bàn chân.

Không những thế, tình trạng đau lưng tháng cuối còn có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu bị thiếu canxi, dưỡng chất. Việc thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và khắc phục là cần thiết.

2. Đau lưng tháng cuối thai kỳ có phải dấu hiệu bà bầu sắp sinh?

Việc đau lưng khi đang ở tháng cuối thai kỳ còn là tình trạng phổ biến xảy ra ở mẹ bầu. Việc các cơn đau đến một thời điểm sẽ kèm với cảm giác nặng nề do vùng bụng này tạo ra áp lực lớn.

Không chỉ vậy, khi cơn đau lưng ở trong tháng cuối có xu hướng càng nghiêm trọng khi thai đã di chuyển xuống vùng xương chậu, tạo áp lực lên dây chằng. Nguyên nhân này khiến các khớp tại vùng chậu bị kéo giãn, tác động cơ lưng và gây tình trạng đau lưng kéo dài tới khớp háng.

Rất có thể đau lưng khi mang thai tháng cuối là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang chuyển dạ. Nhưng mẹ bầu không nên quá lo lắng vì đau lưng không phải dấu hiệu duy nhất cảnh báo tình trạng vượt cạn của mẹ bầu. Còn có nhiều dấu hiệu khác mẹ bầu cần biết rằng mình chuẩn bị sinh. Có thể đọc thêm bài viết: Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu tháng cuối nên ghi nhớ để tránh bất ngờ.

Nếu tình trạng đau lưng đột ngột, thường xuyên và nghiêm trọng trong thời gian cận sinh cùng với đó là dấu hiệu chuyển dạ thì mẹ bầu nên sớm tới bệnh viện để kiểm tra và theo dõi kịp thời.

3. Tình trạng đau buốt lưng khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Các chuyên gia cho biết rằng tình trạng đau buốt lưng xảy ra ở tháng cuối là một triệu chứng phổ biến ở bà bầu. Vì vậy, các trường hợp đau lưng vào tháng cuối ở bà bầu không quá nguy hiểm và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ và thai nhi.

Nhưng mẹ bầu không nên chủ quan khi bị đau lưng, trong một số trường hợp thì đau lưng còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một vài vấn đề bất thường như: 

- Đau lưng đi kèm với các dấu hiệu bà bầu bị chảy máu âm đạo, đau tức bụng dưới.

- Bà bầu bị đau lưng kéo dài, tình trạng đau nghiêm trọng.

- Cơn đau lưng của bà bầu chịu ảnh hưởng trên phạm vi rộng cả hông, mông và chi dưới.

Ngay khi tình trạng đau lưng kèm các triệu chứng trên thì bà bầu cần nhanh chóng được đưa tới bệnh để kịp thời kiểm tra.

4. Hướng dẫn giảm đau lưng khi mang thai tháng cuối cho mẹ bầu

Để giảm đau lưng cho mẹ bầu trong tháng cuối còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nguyên nhân gây đau lưng, mức độ đau lưng và các yếu tố liên quan khác.

Vì vậy, bà bầu cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn biện pháp khắc phục và tránh gây ra các tác động xấu đến sức khỏe thai kỳ.

4.1. Chườm nóng và nghỉ ngơi điều độ

Để giảm tình trạng đau lưng cho bà bầu, mẹ cần nghỉ ngơi hợp lý để giảm cơn co thắt và khắc phục các cơn đau lưng xảy ra. Khi nghỉ ngơi, mẹ bầu nên nâng 2 chân lên để uống cong vùng hông, đây là cách giúp giảm độ cong ở cột sống thắt lưng.

Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể sử dụng miếng dán chườm nóng để dán lên lưng với tác dụng giảm đau nhức và cải thiện lưu thông máu. Chỉ chườm nóng 15 đến 20 phút/lần với nhiệt độ phụ hợp tránh gây bỏng da.

Nếu không có miếng dán hoặc túi chườm ấm, mẹ bầu có thể sử dụng chai nước ấm và lăn qua lăn lại trên lưng giúp giảm đau.

4.2. Massage vùng lưng

Thực hiện động tác xoa bóp và massage cho vùng lưng là biện pháp đơn giản, có tác dụng nhanh giảm tình trạng đau nhức khi mang thai tháng cuối hiệu quả. Không những thế, xoa bóp massage lưng còn giúp kích thích hoạt động tuần hoàn, từ đó đưa máu và dưỡng chất đi khắp cơ thể.

Để bảo vệ sức khỏe lưng, mẹ bầu có thể thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng nhằm tránh gây ra các tác dụng phụ. Hoặc có thể tìm đến các dịch vụ xoa bóp, massage chuyên nghiệp dành cho bà bầu. 

4.3. Thay đổi tư thế

Như đã biết, tư thế cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguyên nhân gây đau lưng ở bà bầu. Do đó, các mẹ bầu cần điều chỉnh để cải thiện được tình trạng này và tránh gây ra các tác động xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Thay vào duy trì 1 tư thế trong thời gian dài, hãy thay đổi thường xuyên về tư thế ngồi, hoạt động và nghỉ ngơi. Kèm theo đó là các động tác kéo dãn giúp tăng cường sức mạnh cho lưng dưới, hông và xương chậu.

Một vài vấn đề cần chú ý như:

- Tư thế ngồi, ngồi đúng tư thế có tác dụng giúp mẹ bầu giảm đau lưng.

Ngồi đúng để không bị đau lưng bằng cách sau:

Bà bầu cần giữ tai, vai và hông thẳng hàng khi ngồi. Sau đó cuộn khăn mỏng rồi đặt giữa thắt lưng và ghế.

Lưu ý khi ngồi: Không ngồi xổm hoặc ngồi bệt dưới đất. Mẹ bầu cần nghỉ giải lao sau mỗi giờ làm và thực hiện động tác vươn vai.

- Đối với tư thế nằm ngủ, nằm đúng tư thế giúp bà bầu giảm đau cơ lưng và cột sống. Vì vậy, các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng bà bầu nên ngủ nghiêng và sử dụng gối để hỗ trợ nhằm tránh các tổn thương ở lưng.

Nằm ngủ đúng cách, phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng về bên trái, sử dụng gối đặt giữa đầu gối và mắt cá chân sau đó đặt 1 chiếc gối khác ở phần trên cơ thể gần với cơ bụng. Kèm theo đó là cuộn 1 chiếc khăn mỏng và nên đặt dưới cổ hay bên trong áo gối.

Tháng cuối thai kỳ bà bầu nặng nề do cân nặng của mẹ và thai nhi đều tăng nên tình trạng đau lưng lúc này cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, mẹ bầu hạn chế đứng lâu và di chuyển nhiều. Mẹ bầu cần dành thời gian để nghỉ ngơi hợp lý.

4.4. Bà bầu cần kiểm soát cân nặng

Cân nặng của bà bầu sẽ gây ra nhiều tổn thương ở các đốt sống. Tình trạng này trở thành vấn đề lớn nếu cân nặng vượt tiêu chuẩn và khiến cột sống, dây chằng phải gánh mức trọng lượng lớn khiến tình trạng đau lưng lúc này trở nên tồi tệ hơn.

Ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất mà không khiến bà bầu tăng cân quá nhanh là cách tốt nhất để hạn chế tình trạng đau lưng khi mang thai tháng cuối.

4.5. Hoạt động thể chất

Bà bầu không thể vì tháng cuối thai kỳ mà không hoạt động thể chất dù các hoạt động thể chất bị hạn chế nhưng việc rèn luyện và thực hiện các bài tập giúp mẹ bầu có sức khỏe và sự dẻo dai.

Tình trạng đau lưng nặng có thể tham khảo thêm bài tập vật lý trị liệu. Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể lựa chọn một số bài tập có tác dụng hỗ trợ mẹ bầu giảm đau lưng như: bài tập căng lưng, căng ngực, căng cổ,...

Chú ý, cần tránh các bài tập dồn trọng tâm ra phía trước hoặc phía sau của cơ thể vì dễ khiến lưng dưới bị kéo căng quá mức khiến tình trạng đau nghiêm trọng hơn.

4.6. Sản phẩm hỗ trợ

Ngoài các biện pháp trên mẹ bầu có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ như: đai lưng có tác dụng giảm tải sức nặng đè lên lưng dưới và dây chằng. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ sử dụng sản phẩm này khi phải đứng nhiều và tuyệt đối không lạm dụng.

Ngoài ra, khi ngồi mẹ bầu còn có thể chuẩn bị gối nhỏ để kê sau thắt lưng hoặc ngồi trên gối lõm có hình chữ D hay sử dụng một số sản phẩm gối phù hợp với bà bầu khác. Đối với nệm, mẹ bầu cần ngủ với giường phẳng, nệm không quá mềm nhằm tránh gây ra các ảnh hưởng đến đường cong của cột sống.

4.7. Sử dụng thuốc nếu thật sự cần thiết

Dù việc sử dụng thuốc khi mang thai là khuyến cáo không nên vì có thể xuất hiện các rủi ro khác cho thai nhi. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt cần thiết, bác sĩ có thể cân nhắc việc kê đơn thuốc theo toa cho mẹ bầu.

Quan trọng hơn cả, mẹ bầu chỉ được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không vì đau lưng mà tự tiện mua thuốc về sử dụng khi chưa được bác sĩ cho phép.

Tình trạng đau lưng khi mang thai tháng cuối ở bà bầu nếu không đáp ứng các biện pháp điều trị tại nhà thì lúc này bà bầu cần nhanh chóng thăm khám để bác sĩ kịp thời tiến hành chẩn đoán, xác định nguyên nhân để có kế hoạch điều trị không gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. 

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ