Ngủ trong tức giận có thể gây tác hại không ngờ đến sức khỏe

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Ngủ trong tức giận có thể gây tác hại không ngờ đến sức khỏe

Ngủ trong tức giận có thể gây tác hại không ngờ đến sức khỏe

VTV.vn - Việc không xử lý cơn nóng giận triệt để trước thời điểm đi ngủ có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và nhiều khía cạnh cuộc sống của bạn. 

Mang cơn bực tức theo người vào giấc ngủ là một trong những điều gây tổn thương nhất không chỉ cho bản thân mà cả với người xung quanh bạn. Khi còn tỉnh táo, ta có cơ hội để xử lý và buông bỏ những cảm xúc tiêu cực. Nhưng khi lên giường đi ngủ, cơn khó chịu khó lòng được nguôi ngoai mà lại còn dễ lớn dần hơn, dễ dàng “châm ngòi” cho nhiều tác hại kéo theo khác. 

 

1. Cơn tức giận phá hỏng giấc ngủ 

Căng thẳng và cảm giác nặng nề là nguyên nhân kích hoạt phản ứng phòng vệ cao độ của cơ thể. Do đó, việc ngủ ở thời điểm này trở nên khó khăn hơn nhiều. Hơn nữa, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng giấc ngủ bị gián đoạn cũng có thể gây ra nhiều sự giận dữ hơn, khiến bạn có nhiều khả năng thức dậy trong trạng thái mệt mỏi, mất sức thay vì sảng khoái. Trong trường hợp này, tức giận dẫn đến việc ngủ không ngon, và việc ngủ không ngon giấc lại tiếp tục dẫn đến nhiều bực dọc, tạo thành một chu kỳ khép kín không mấy dễ chịu. 

2. Gây tổn hại sức khỏe 

Các nhà khoa học đã xác định rằng chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của một người. Thông thường, giấc ngủ đóng vai trò như là một “liệu pháp qua đêm”, giúp chúng ta ổn định cảm xúc để có thể đối diện với cảm xúc của mình vào ngày hôm sau tốt hơn. Nhưng sự tức giận và căng thẳng dữ dội có thể gây cản trở đến quá trình này. Cảm xúc tiêu cực giải phóng hormone căng thẳng, khiến bạn trở nên cáu kỉnh hơn, nhiều triệu chứng đáng lo ngại cũng có thể đi kèm theo đó.

Về lâu dài, hành vi này còn có thể dẫn đến mất ngủ, ngủ không ngon giấc và thậm chí là xu hướng gặp ác mộng. Trong trường hợp xấu nhất, các vấn đề về sức khỏe tinh thần, chẳng hạn như trầm cảm, cũng có thể xuất hiện. 

3. Khó quên đi cảm xúc tiêu cực hơn 

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, chúng ta ít có khả năng khống chế trải nghiệm tiêu cực hơn nếu đi ngủ ngay sau đó thay vì tập trung xử lý vấn đề rồi mới đi ngủ. Giấc ngủ vốn có khả năng phóng đại cảm xúc, suy nghĩ. Khi ngủ, bộ não xử lý thông tin mới và lưu trữ chúng vào bộ nhớ ngắn hạn và dài hạn. Sự tức giận sẽ dễ dàng được “chuyển tiếp” vào trí nhớ dài hạn, dễ gây nên ảnh hưởng lâu dài.

Trải nghiệm tồi tệ sẽ giảm đi đáng kể nếu chúng ta còn tiếp tục thức để nhìn nhận thấu đáo. Trong khi đó, giấc ngủ lại góp phần “bảo vệ” phản ứng cảm xúc tiêu cực. Khi cảm giác tồi tệ đã được củng cố và lưu lại trong trí nhớ, bạn sẽ khó có thể kìm nén chúng trong tương lai. 

4. “Giết chết” sự thân mật 

Buổi tối muộn thường được xem là thời gian “vàng” cho sự gần gũi của các cặp đôi. Việc đi ngủ trong bực bội không những phá tan hứng thú thân mật vào lúc đó mà còn góp phần thiết lập một kiểu mẫu không tốt. Dần dà, bạn sẽ vô thức liên hệ giờ đi ngủ của mình với sự tức giận thay vì sự thoải mái, và thậm chí là kết nối điều này với “nửa kia” của mình. Nếu điều này lặp lại thường xuyên, mối quan hệ của hai người sẽ bị đe dọa. 

5. Thể hiện tín hiệu tiêu cực đến “nửa kia” 

Những hành động bộc phát như xoay trở người, kéo chăn kín mặt khi đang bực tức vì tranh cãi có thể khiến người kia nghĩ rằng bạn muốn tuyên bố là mình xem trọng việc "chiến thắng" trong xung đột hơn là duy trì một mối quan hệ lành mạnh. Bạn có thể không cố ý truyền đạt điều đó, nhưng đây thường là cách người khác diễn giải những phản ứng này. Các bạn đối mặt và giải quyết những bất đồng có thể củng cố hoặc phá vỡ mối quan hệ của chính bạn. 

 

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ