Mẹ dùng lá ổi để chữa tiêu chảy cho con 19 tháng tuổi và cái kết

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Mẹ dùng lá ổi để chữa tiêu chảy cho con 19 tháng tuổi và cái kết

Mẹ dùng lá ổi để chữa tiêu chảy cho con 19 tháng tuổi và cái kết

Thấy con bị tiêu chảy, bà mẹ không cho con đi viện mà đi tìm lá ổi về giã lấy nước cho con ăn. Kết quả là trẻ không ăn, bỏ bú, nằm bất động. 

Búp ổi có trị được tiêu chảy không?

PGS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết ông thường xuyên tiếp nhận các ca bệnh nhi bị tiêu chảy, trong đó thay vì làm theo hướng dẫn của bác sĩ, các bà mẹ lại tìm cách trị bệnh cho con bằng mẹo dân gian.

Ví dụ như trường hợp con gái 19 tháng tuổi bị tiêu chảy của chị Nguyễn Việt Phương – trú tại Thanh Trì, Hà Nội. Chị Phương ban đầu nghĩ con đi tướt thông thường nên để bé đi ngoài thoải mái. Thấy một ngày con đi ngoài tới chục lần, chị xót con, nghe hàng xóm mách, chị lấy búp ổi non nhai ra cho con ăn. Tuy nhiên, bé không ăn nên chị Phương lấy búp ổi giã lấy nước và đổ vào miệng con.

Kết quả là, tình trạng tiêu chảy không cầm được, sau hơn 1 ngày uống nhiều nước ép búp ổi, bé rơi vào tình trạng rối loạn điện giải, bỏ ăn, không bú mẹ, không chơi. Thấy con có dấu hiệu lạ, chị Phương mới đưa con đi khám bác sĩ. 

Khi bác sĩ Dũng nghe chị Phương nói vừa cho con nhai búp ổi để chữa tiêu chảy, ông đã nổi cáu. Bác sĩ Dũng cho biết ông không nghĩ người mẹ này thiếu kiến thức như vậy.

Khi được hỏi, chị Phương cho biết chị rất sợ cho con uống thuốc nên từ trước tới giờ đều cố gắng chữa cho con bằng các mẹo dân gian. Nhưng trong tình huống này, bác sĩ nói chỉ muộn chút nữa có thể gây nguy hiểm cho bé.

TS Phạm Việt Hoàng - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh Hà Nội - cho biết lá ổi có vị đắng, chứa nhiều thành phần tinh dầu. Bên cạnh đó, lá ổi xanh còn chứa hoạt chất flavonoid loại quercetin, có hoạt tính trên sự bài tiết acetylcholin trong ruột, kích thích cơ trơn ruột giúp giảm giảm đau nhanh. Trong dân gian, lá ổi được dùng cầm tiêu chảy hiệu quả.

Tuy nhiên, bác sĩ Hoàng cho rằng các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõ tình trạng tiêu chảy của con là gì, nguyên nhân như thế nào. Không phải tiêu chảy nào cũng dùng lá ổi non vì nguyên nhân có thể do virus, vi khuẩn hoặc do các bệnh lý khác.

Cách chăm sóc trẻ tiêu chảy 

Tiêu chảy nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mất nước, mất cân bằng các chất điện giải (natri, kali, clorua) nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, việc điều trị tại nhà cũng cần theo các phương pháp khoa học.

Bác sĩ Uyên hướng dẫn cách chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy như sau:

Thứ nhất, trẻ bị mất nước cần được bù lại lượng nước đã mất bằng cách uống Oresol - là dung dịch chứa glucose và chất điện giải được pha chế theo tỷ lệ thích hợp để thay thế cho nước và các chất điện giải bị mất do ói, đi tiêu...

Thứ hai, trẻ không bị mất nước nên tiếp tục ăn chế độ ăn bình thường.

Thứ ba, trẻ đang bú mẹ nên tiếp tục bú mẹ trừ khi phụ huynh được bác sĩ hướng dẫn khác.

Trẻ bị tiêu chảy vẫn sử dụng được các loại sữa bò nguyên chất, không cần thiết phải pha loãng hoặc ngừng sữa, trừ trường hợp trẻ bị dị ứng với sữa bò.

Thạc sĩ Uyên cũng cho biết cha mẹ có thể cho con ăn thêm các thực phẩm khác như thực phẩm tinh bột (gạo, lúa mì, khoai tây, bánh mì), thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau.

Nên tránh thực phẩm giàu chất béo vì chúng khó hấp thụ hơn. Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyên tránh đồ uống thể thao vì chúng có quá nhiều đường và có nồng độ chất điện giải không phù hợp cho trẻ bị tiêu chảy. Nên cung cấp thức ăn với khối lượng nhỏ hơn với tần suất thường xuyên hơn để giảm nguy cơ nôn mửa.

Trường hợp trẻ tiêu chảy bất thường thì cần đi viện. Một số trường hợp bất thường là: trẻ tiêu chảy có máu, trẻ từ chối ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong hơn vài giờ ở trẻ sơ sinh và hơn tám giờ ở trẻ nhỏ, trẻ có dấu hiệu mệt mỏi không chơi đùa, trẻ kêu đau bụng từng cơn hoặc dữ dội, nôn lặp đi lặp lại.

 

Nếu trẻ bị tiêu chảy, không nên cho trẻ đến trường hoặc nhà trẻ đến khi khỏi bệnh.

ThS.BS Châu Tố Uyên - khoa Tiêu hoá Bệnh viện Nhi Đồng 1 - cho biết tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng hoặc toé nước ít nhất 3 lần/24 giờ. Hàng năm, trên thế giới có khoảng từ 1,5 - 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy. Đây là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em sau nhiễm trùng đường hô hấp. 

(Sưu tầm)

 

 

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ