Mất ngủ thường xuyên vào ban đêm có thể là do 5 cơ quan nội tạng đang ngầm kêu cứu, đi khám nhanh còn kịp

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Mất ngủ thường xuyên vào ban đêm có thể là do 5 cơ quan nội tạng đang ngầm kêu cứu, đi khám nhanh còn kịp

Mất ngủ thường xuyên vào ban đêm có thể là do 5 cơ quan nội tạng đang ngầm kêu cứu, đi khám nhanh còn kịp

Ban đêm là thời gian cơ thể được nghỉ ngơi nên nếu bạn không thể ngủ được thì ắt hẳn có một cơ quan nào đó đang gặp vấn đề rồi đấy.

Mỗi đêm, bạn cần duy trì được giấc ngủ đủ kéo dài từ 7 - 8 tiếng là tốt nhất cho sức khỏe. Nhưng nếu không làm được điều này thì chắc chắn sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn đều sẽ bị ảnh hưởng.

Do áp lực từ công việc với cường độ cao nên nhiều người đã không thể ngủ trọn vẹn được. Tuy nhiên, ngoài vấn đề từ tâm lý thì một số cơ quan nội tạng hoạt động kém cũng có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Nếu thường xuyên mất ngủ vào ban đêm, bạn nên cẩn thận vì có thể 5 cơ quan nội tạng dưới đây đang ngầm kêu cứu đó!

1. Do tim có vấn đề

Nguyên nhân đầu tiên có thể liên quan đến tim mạch. Nếu bạn thức khuya và làm việc quá giờ trong thời gian dài thì rất dễ sinh ra tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực, bồn chồn. Lúc này, chúng ta sẽ rất dễ bị thức giấc vào ban đêm, thậm chí tay chân còn lạnh toát, tức ngực, khó thở. 

 

2. Do gan có vấn đề

Nguyên nhân thứ hai có thể liên quan đến gan. Việc thường xuyên cáu gắt, bực bội và không điều khiển được cảm xúc sẽ dễ làm gan hoạt động kém hơn. Điều này cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Đôi khi về đêm còn gây ra hiện tượng nghiến răng khi ngủ mà bạn nên chú ý.

3. Do lá lách có vấn đề

Nếu lá lách của chúng ta có vấn đề thì thức ăn tiêu hóa sẽ chậm hơn, từ đó khiến đường ruột và dạ dày càng trở nên khó chịu. Chính điều này sẽ dễ gây chướng bụng, đau bụng và chảy nước dãi khi ngủ... thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ.

4. Do phổi có vấn đề

Khi phổi tích trữ nhiều độc tố thì bạn sẽ có nguy cơ bị ho nhiều, khó ngủ về đêm. Nguyên nhân có thể là do phổi bị tích tụ quá nhiều chất độc, lúc này chúng ta cần dành thời gian lọc sạch phổi để đào thải chất độc ra ngoài kịp thời. Nhờ đó thì sức khỏe của phổi và chất lượng giấc ngủ cũng sẽ được cải thiện.

5. Do thận có vấn đề

Thận hoạt động kém sẽ dễ khiến bạn gặp ác mộng, thức liên tiếp nhiều đêm mà không thể ngủ sâu giấc được. Nếu duy trì điều này lâu sẽ rất dễ gây suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng giấc ngủ. Lúc này, cần giảm bớt áp lực, thư giãn cơ thể để giải tỏa gánh nặng cho thận, từ đó sẽ giúp thận làm việc tốt để cải thiện giấc ngủ.

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ