Mít là loại trái cây nhiệt đới rất được yêu thích. Mít non lẫn mít chín đều ăn được. Không chỉ thơm ngon, mít còn mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ.
Theo trang tin Shape, mít nổi tiếng với hàm lượng chất xơ cao. Ngoài ra nó còn chứa các dưỡng chất quan trọng khác như vitamin C, kali và magiê. Mít chứa nhiều protein hơn các loại trái cây như ổi và chuối. Mít xanh lại nhiều protein và chất xơ hơn, cũng như ít carbohydrate và calo hơn so với mít chín.
Hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh
Trong 64 g mít non chứa 7 g chất xơ - chiếm 25% lượng chất xơ cần nạp trong một ngày. Ashley Munro, một chuyên gia dinh dưỡng và cố vấn ăn uống người Mỹ, cho biết: “Vì mít khá giàu chất xơ nên sẽ giúp ta cảm thấy no lâu hơn và ngăn ngừa táo bón”.
Tăng cường miễn dịch
Ta thường ăn cam quýt để tăng đề kháng. Mít cũng là một sự lựa chọn tốt. Trong 64 g mít non chứa 14% RDA - một chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch. Chất này thúc đẩy việc sản xuất các tế bào bạch cầu, đồng thời tăng cường chức năng tấn công vi khuẩn, vi rút và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh của bạch cầu.
Tăng sự hấp thu sắt
Theo Viện Y tế Quốc gia (Mỹ), vitamin C từ mít giúp cơ thể bạn hấp thụ sắt tốt hơn. Theo khuyến nghị mỗi người cần 18 miligam sắt/ngày. Sắt thường có trong thịt và hải sản. Nếu ăn chay, bạn có thể kết hợp mít với các loại thực phẩm giàu sắt như đậu lăng, rau chân vịt và đậu phụ.
Giúp ngăn ngừa chuột rút
Mít non chứa nhiều kali. Theo Munro, nếu bạn bị chuột rút, có khả năng bạn đang bị mất nước hoặc bạn đang thiếu kali. Kali giúp cân bằng lượng nước và máu trong cơ thể, thúc đẩy phát triển cơ bắp, duy trì sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa.
Theo trang tin Shape, mít còn chứa magiê - dưỡng chất giúp quản lý chức năng cơ và dây thần kinh, điều chỉnh đường huyết và huyết áp, tạo xương, ngăn ngừa các bệnh: hen suyễn, tiền sản giật, chứng đau nửa đầu và bệnh tim mạch.
(Sưu tầm)