Mọc trong ao, đầm ở Việt Nam, củ ấu chỉ được người dân biết đến là củ ăn chống đói. Ít ai biết được những tính chất dược lý cực quý của loại củ này.
Củ quý tốt cho sức khoẻ
Đại tá Lương Y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội cho hay, củ ấu trong dân gian được dùng làm thức ăn "cứu đói" và còn được dùng là thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, ngày nay khi kinh tế phát triển, thực phẩm nhiều, củ ấu trở thành thứ quà quê hương.
Trong Y học cổ truyền củ Trung Quốc cũng đã ghi chép củ ấu vị ngọt chát, tính bình; công dụng thoát tả, giải độc, tiêu thũng; dùng chữa tiêu chảy, kiết lỵ, đại tiện ra máu, bệnh dạ dày. Ăn nhiều củ ấu có thể bổ ngũ tạng, trị bách bệnh.
Củ ấu theo cách gọi của người Trung Quốc là: trụi, ấu nước, kỵ thực, lãng thực. Người Trung Quốc coi củ ấu là một thảo dược kết hợp với các thực phẩm khác để trở thành canh thuốc dưỡng sinh. Do vậy, tại Trung Quốc vẫn coi củ ấu là "thần quả" dưỡng sinh, bổ ngũ tạng.
Theo Lương y Hồng Minh, trong Đông y, củ ấu có vị ngọt, tính mát, đi vào 2 kinh vị và đại trường. Khi ăn sống củ non có tác dụng thanh nhiệt, chống phiền não lo âu, trừ khát. Nếu ăn chín có tác dụng bổ tỳ, ích khí, đặc biệt ăn củ ấu sống còn phòng chống được bệnh ung thư. Củ ấu có tên khoa học: Trapa bicornis L. Thuộc họ: củ ấu - Trapaceace. Bộ phận dùng là quả cây ấu như người dân quen gọi là củ ấu. "Cây ấu sống nổi trên mặt nước, thân ngắn, có lông, có hai thứ lá: lá nổi có phao, lá chìm thì phiến lá giảm thu nhỏ lại. Hoa trắng, mọc đơn độc hay ở kẽ lá; 4 lá dài, 4 cánh hoa 4. Quả thường gọi là "củ", có hai sừng ở hai đầu giữ quả phình to, trong quả có nhân trắng, ăn ngọt", Lương y Hồng Minh nói. Củ ấu được trồng ở ao, đầm mọi nơi ở Việt Nam để thu hái lấy quả (nhân và vỏ). Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô. Khoa học đã chứng minh thành phần hóa học trong củ ấu có khoảng 49% và chừng 10,3% protid. Các chất khác chưa thấy nghiên cứu. Còn theo tài liệu Trung Quốc, trong 100g củ ấu chín có 4,5g albumin, 0,1g chất béo, 19,7g chất đường các loại, 0,19g vitamin B1, 0,06g B2, 1,5mg PP, 13mg C, 7mg Ca, 0,7mg sắt, 19mg Mn, 93mg P và chất AH13 là chất được dùng hỗ trợ điều trị ung thư. Lương Y Bùi Hồng Minh cũng cho biết thêm, theo tài liệu: Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược do dược sĩ Phạm Thiệp, dược sĩ Lê Văn Thuấn, dược sĩ Bùi Xuân Chương nghiên cứu và biên soạn thì dùng vỏ củ ấu sắc uống giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, thực quản, ung thư vú, ung thư tử cung. Bài thuốc dùng như sau: Cả cây: 10-20g (sắc); Vỏ quả 40-60 sắc uống. Nhân của ấu luộc ăn cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Nếu dùng cả cây sắc uống giúp chữa bị chốc, lở, giải độc do say rượu, tăng cường thị lực. Lương y Hồng Minh cho biết, có thể dùng củ ấu chế biến thành canh và thuốc chữa bệnh cũng rất hiệu quả. Người bị viêm loét dạ dày dùng nhân củ ấu 30g, củ mài 15g, hồng táo 15g, bạch cập 10g, gạo nếp 100g, nấu cháo ăn trong ngày. Nhân củ tươi 30g, gạo nếp 30g, đường vừa đủ. Nấu thành cháo, ăn 2 lần trong ngày. Món ăn này chữa tỳ vị hư suy ở người cao tuổi, ăn uống khó tiêu, viêm ruột. Hay nhân củ ấu 20-30 dun nhỏ lửa cho nhừ thành canh. Dùng để bồi bổ cho trường hợp ung thư tử cung, ung thư dạ dày ruột. Theo Lương Y củ ấu già luộc bóc vỏ ăn ngày khoảng 150 cũng sẽ rất tốt cho các trường hợp tỳ hư, tiêu chảy, mệt mỏi, mất sức. Một số bài thuốc từ củ ấu - Chữa váng đầu, sốt, cảm: Dùng 3 - 4 củ ấu sao cháy, sắc uống, ngày 1 thang. - Chữa sốt, sốt rét, loét dạ dày: Vỏ củ ấu sao thơm, sắc uống. - Chữa say nóng, say nắng, sốt mất nước, khát nước, kích thích, bồn chồn, say rượu: Củ ấu tươi bỏ vỏ ăn nhân sống - Chữa bệnh trĩ, nhọt nước: Vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột, trộn đều với dầu vừng, bôi hoặc đắp.Canh "trường sinh", chữa bệnh từ của ấu