Loại cây là vị thuốc chữa ho hiệu quả, hỗ trợ tiêu hóa tốt: Rất quen thuộc với người Việt

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Loại cây là vị thuốc chữa ho hiệu quả, hỗ trợ tiêu hóa tốt: Rất quen thuộc với người Việt

Loại cây là vị thuốc chữa ho hiệu quả, hỗ trợ tiêu hóa tốt: Rất quen thuộc với người Việt

Nhót là loại quả có nhiều tác dụng trong trừ ho suyễn, khó thở, đặc biệt là các tình trạng tiêu hoá kém. 

 

Đặc điểm của nhót

Theo BS CK II Huỳnh Tấn Vũ – Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, quả nhót là một bài thuốc quý có nhiều công dụng.

Cây nhót là loại cây nhỡ, cành dài mềm, có khi có gai. Lá hình bầu dục mọc so le, mặt trên màu xanh có lấm chấm những lông nhỏ hình sao, nhìn bằng mắt thường trông giống như hạt bụi, mặt dưới trắng bạc, bóng, đầy lông mịn hình sao. Hoa không tràng, chỉ có 4 lá đài, 4 nhị. Quả nhót hình bầu dục, khi chín có màu đỏ tươi, trên phủ rất nhiều lông trắng hình sao, vị chua.

BS Vũ lưu ý, khi sử dụng nhót, cần tránh nhầm lẫn với vị thuốc nhót tây, còn gọi nhót Nhật Bản, hay tỳ bà diệp. Nhót tây mọc hoang và được trồng ở nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội... Nhót tây cao tới 6 - 8m. Lá mọc so le, hình mác, có răng cưa, dài 12 - 30cm, rộng 3 - 8cm, phía mặt dưới của lá có rất nhiều lông màu xám hay vàng nhạt. Đây là đặc điểm nổi bật để phân biệt với nhót. Lá nhót tây cũng được sử dụng để trị ho, hen.‎

Nhót thường được nhân dân trồng lấy quả để ăn và nấu canh, được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc. Người ta thường dùng lá, rễ và quả để làm thuốc. Thuốc có thể dùng tươi hay phơi khô.

Trong quả nhót có đến 92% là nước. Ngoài ra, quả nhót cũng chứa một số thành phần hóa học khác như axit hữu cơ. Lá nhót có tanin, saponozit, polyphenol. Vỏ nhót có thể chiết xuất được alcaloid eleagnin và dầu alcaloid. Vỏ cây cũng chứa nhiều tinh dầu.

Các bài thuốc từ cây nhót

Theo BS Vũ, từ quan điểm của y học cổ truyền, quả nhót có vị chua, chát, tính bình; có tác dụng thu liễm, trừ ho suyễn (chỉ khái bình suyễn), chống chảy máu (chỉ huyết). dùng chữa tiêu hoá kém (tiêu hoá bất lương), lị, ho suyễn, băng huyết, sán khí, trĩ lở loét (trĩ sang). Liều dùng: 9 - 15g.

Lá nhót có vị chua, tính bình; dùng chữa các chứng phế hư khí đoản, khái thấu khí suyễn, khái huyết, ung nhọt… Liều dùng: 9 - 15g khô (20 - 30g tươi). 

Rễ cây nhót (thường đào vào tháng 9 - 10, phơi khô dùng dần) có vị chua, tính bình; có tác dụng chỉ khái, chỉ huyết, trừ phong thấp, tiêu tích trệ, lợi yết hầu, dùng chữa các chứng bệnh ho suyễn, thổ huyết, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, phong thấp, khớp xương đau nhức, hoàng đản, tả lỵ, trẻ nhỏ cam tích, yết hầu sưng đau… Liều dùng: 9 - 15g khô (30 - 60g tươi) sắc với nước hoặc ngâm rượu uống. 

- Chữa các chứng ho nói chung: Lá nhót tươi: 30g, sắc với nước, thêm chút đường và uống.‎‎

- Lao phổi ho ra máu: Lá nhót tươi: 24g, đường: 15g; dùng nước sôi hãm như nước trà; ngày uống 2 lần sau bữa ăn.

- Nhọt độc phát ở sau lưng (hậu bối), các vết thương chảy máu: Lá nhót tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh.

- Bị ong đốt, rắn cắn: Lá nhót tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt uống cùng với rượu, còn bã đem đắp vào chỗ bị bệnh. 

- Thổ huyết, đau họng khó nuốt: Rễ cây nhót: 30g, sắc với nước uống.

- Phong hàn phế suyễn (phát cơn suyễn do bị nhiễm lạnh): Rễ cây nhót: 30g, đường đỏ: 15g, sắc nước uống sau bữa ăn cơm.

- Nôn ra máu, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều: Rễ cây nhót: 30 - 60g, sắc nước uống sau bữa ăn cơm.‎

- Phong thấp đau nhức: Rễ cây nhót: 120g, hoàng tửu: 60g, chân giò: 500g, đổ nước vào nấu kỹ, thành món chân giò hầm; ăn thịt và uống nước thuốc.

- Hoàng đản (vàng da): Rễ cây nhót: 15 - 18g, sắc nước uống.

- Phụ nữ sau khi đẻ đau bụng, ỉa chảy ra toàn nước trong kèm theo đồ ăn không tiêu hoá (hạ lị): Dùng rễ cây nhót: 60g, đường đỏ: 30g, sắc nước uống. ‎

- Sản hậu phù thũng: Rễ cây nhót, ích mẫu thảo, mỗi thứ 12g, sắc nước, thêm chút đường đỏ vào uống. ‎‎

- Thấp chẩn (eczema): Rễ cây nhót một nắm (vùng da bị bệnh rộng thì tăng thêm), sắc nước rửa chỗ bị bệnh.‎‎

- Trị lỵ trực khuẩn và bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính: 20 - 30g lá nhót tươi hoặc 6 - 12g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày, trước các bữa ăn 1,5 giờ. Có thể uống liền 1 - 2 tuần đến khi hết các triệu chứng. Ngoài ra, có thể dùng lá nhót dưới dạng bột khô, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 12g, uống với nước cơm; hoặc phối hợp đồng lượng với bột của vỏ cây đỗ trọng nam.

- Trị ho, nhiều đờm, hen suyễn: lá nhót: 16g, đem sao vàng; lá táo ta (táo chua): 12g, sao vàng; hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g, sao vàng, giã giập. Hạt cải củ, cải bẹ gói vào miếng vải sạch, cho vào sắc cùng với lá nhót và lá táo, lấy nước. Sắc 2 - 3 lần, gộp dịch nước sắc lại, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 2 - 3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.‎‎

- Trị ho, hen, khó thở: có thể dùng quả nhót: 6 - 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.‎‎

- Trị ho ra máu, hoặc nôn ra máu, chảy máu cam: rễ nhót: 16g, sao đen, sắc uống ngày một thang. Có thể phối hợp với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp. Tất cả đều sao đen, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1,5 giờ.

Kiêng kỵ: Lá và rễ nhót không dùng cho phụ nữ có thai.

BS Vũ nhấn mạnh khi ăn quả nhót, quả càng chín, thì bụi ρhấn bám đậu bên ngoài càng mỏng, dễ chà hơn. Khi ăn, bạn nên cạo sạch lớp bụi phấn tránh gây đau họng do vẩy nhót bám vào. Ɲgoài ra, do nhót có vị chua, chát nên mọi người cần tránh ăn quả khi đɑng đói bụng vì dễ gây kích ứng dạ dàу. Không nên tự ý sử dụng các bài thuốc từ cây nhót, cần sự thăm khám của thầy thuốc để có hướng điều trị phù hợp.

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ