Với sự gia tăng số lượng bệnh nhân cao huyết áp và đột quỵ, ngày càng nhiều người bắt đầu chú ý đến việc kiểm soát huyết áp và bảo vệ mạch máu. Theo các chuyên gia, có một nguyên tố được coi là "chìa khóa vàng" trong việc cân bằng huyết áp, hạ đường huyết, bảo vệ sức khỏe.
Theo các bác sĩ, bước sang mùa hè, huyết áp thường xuyên lên xuống thất thường, việc bổ sung các dưỡng chất, đặc biệt là kali cần được đặc biệt chú trọng.
1. Kali - “nguyên tố vàng” cho sức khỏe
Kali là một trong những nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong cơ thể con người, còn được gọi là “nguyên tố đầu tiên của sự sống”, phân bố rộng rãi trong cơ bắp, dây thần kinh và tế bào máu.
Các nghiên cứu từ lâu đã phát hiện ra rằng việc bổ sung kali một cách khoa học có thể đóng vai trò ngăn ngừa huyết áp cao và đột quỵ.
Cụ thể, khi ở trong cơ thể, kali hoạt động như một chất điện giải. Khi ở trong nước, chúng hòa tan thành các ion có khả năng dẫn điện. Các ion kali mang điện tích dương. Cơ thể chúng ta sử dụng loại điện này để kiểm soát một loạt các quá trình, bao gồm quá trình cân bằng chất lỏng, dẫn truyền tín hiệu thần kinh và co thắt cơ bắp.
Đáng chú ý, các chuyên gia đã nhận định kali và huyết áp có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Chế độ ăn uống nhiều natri là nguyên nhân lớn gây tăng huyết áp. Trong khi đó, kali giúp giảm lượng natri thông qua đường nước tiểu. Do đó, việc bổ sung kali sẽ giúp kiểm soát huyết áp cao.
Bên cạnh đó, kali còn có tác dụng làm giảm căng thẳng trong thành mạch máu nhờ vậy, huyết áp sẽ được cân bằng.
2. Nếu thiếu kali, cơ thể sẽ ra sao?
Nếu cơ thể thiếu hụt một lượng lớn kali, sức khỏe con người sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật. Cụ thể, nếu thiếu kali, con người sẽ gặp phải các tình trạng dưới đây:
Dễ mệt mỏi
Cơ thể thiếu kali sẽ làm giảm khả năng chịu nhiệt của con người, dẫn đến rối loạn chuyển hóa, rối loạn nhịp tim, yếu cơ, tăng cảm giác mệt mỏi.
Chán ăn
Tình trạng kali thấp sẽ làm chậm nhu động ruột, làm trầm trọng thêm tình trạng chán ăn, thậm chí gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy.
Nhịp tim bất thường, huyết áp tăng cao
Kali chính là “xăng” để tim duy trì nhịp đập bình thường, dù nồng độ ion kali trong cơ thể quá cao hay quá thấp cũng sẽ dẫn đến rối loạn chức năng tâm thu của tim, có thể khiến tim bị rối loạn và khiến cơ thể bị tăng huyết áp.
Mất cân bằng áp suất thẩm thấu
Ion Kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của dịch nội bào và ngoại bào, một khi mất cân bằng kali - natri thì hệ tim mạch, hệ thần kinh, chuyển hóa của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp nặng.
Rối loạn hệ thần kinh
Kali là khoáng chất cần thiết cho việc duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh cơ bắp. Khoáng chất này có thể sử dụng hiệu quả protein để sửa chữa các mô bị tổn thương, đồng thời kích thích hệ thần kinh trung ương gửi các xung thần kinh cần thiết cho cơ bắp, do đó duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh cơ. Do đó, ăn quá ít kali có thể gây tê liệt cơ.
Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose và protein
Để tổng hợp glycogen và protein từ glucose và axit amin, cần có ion kali. Do đó, có nồng độ kali trong máu thấp trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu của Đại học Y khoa Shiga (Nhật Bản) đã chỉ ra rằng, ăn các thực phẩm giàu kali như: cam quýt, chuối,… có thể giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 bảo vệ tim và thận.
Theo các chuyên gia, cơ thể con người chúng ta chứa khoảng 150 gam kali, nhưng chính kali trong huyết thanh của cơ thể con người mới quyết định sự sống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi kali trong huyết thanh bị mất đi 0,5g có thể gây tử vong.
3. “Nguyên tắc vàng” để bổ sung kali đúng cách
Vậy làm thế nào để bổ sung kali đúng cách cho cơ thể? Hãy chú ý 3 “nguyên tắc vàng” dưới đây.
Nguyên tắc điều độ
Theo các bác sĩ, lượng kali phù hợp với một trưởng thành là 4700mg/ngày.
Nguyên tắc tự nhiên
Mặc dù có thể bổ sung kali bằng thuốc uống hoặc thuốc tiêm nhưng người khỏe mạnh vẫn nên bổ sung kali bằng một phương pháp an toàn và hiệu quả hơn, đó là ăn nhiều thực phẩm giàu kali.
Một số thực phẩm chứa nhiều kali sẽ giúp cân bằng huyết áp như: dưa đỏ, các loại sữa không béo hoặc ít béo, bơ, cá chim, mật đường, các loại nấm, trái cây thuộc nhà cam, đậu Hà Lan, khoai tây, cà chua, cá ngừ, cá hồi, việt quất,...Trong đó, nếu bạn bị bệnh về huyết áp nên ăn các loại quả ít ngọt. Đồng thời, bạn cũng cần giảm thiểu một số thực phẩm không lành mạnh trong chế độ ăn như: Muối tinh, đường tinh chế... Ăn quá ngọt hoặc quá mặn là nguyên nhân mắc các bệnh về xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ và gây ra các biến chứng của cao huyết áp. Nguyên tắc đi kèm Việc bổ sung kali nên đi kèm với việc bổ sung magiê. Bởi thiếu magiê có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ kali. Các bác sĩ khuyến cáo, người trưởng thành nên bổ sung 330 mg magiê mỗi ngày. Các thực phẩm chứa magiê phổ biến bao gồm rong biển, rau lá xanh, các loại hạt và ngũ cốc.
(Sưu tầm)