Sặc sữa lên mũi là tình trạng trẻ hít sữa vào đường thở, tràn vào khí quản, phế quản. Nhiều trường hợp nặng hơn chui vào tận các phế nang, làm tắc đường hô hấp gây ra những đe dọa nghiêm trọng ngay lập tức đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Sặc sữa là tình trạng trẻ hít sữa vào đường thở, làm tắc các đường hô hấp, cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, làm bé bị thiếu oxy, tắc nghẽn đường hô hấp, có thể gây ra tình trạng ngừng thở ngay lập tức, tím tái, co giật, đe dọa sức khỏe của trẻ...
Sặc sữa lên mũi ở trẻ nhỏ là tai biến vô cùng nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến với trẻ sơ sinh, đã có rất nhiều trường hợp tử vong do không được xử trí cấp cứu kịp thời.
1. Triệu chứng điển hình khi trẻ bị sặc sữa lên mũi
Cha mẹ đang nuôi con nhỏ trong thời gian trẻ đang bú sữa mẹ cần hết sức chú ý những biểu hiện trẻ bị sặc sữa, một số triệu chứng điển hình như dưới đây cần phải sơ cứu tại chỗ và chuyển lên bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Trẻ đang bú hoặc nằm sau ăn bỗng ho sặc sụa, tím tái và lịm đi
- Sữa trào ra mũi, miệng
- Trẻ hốt hoảng, khóc, da xanh tái
- Người mềm nhũn hoặc co cứng
- Trường hợp nguy hiểm hơn có thể ngưng thở
2. Những nguyên nhân gây ra hiện tượng sặc sữa lên mũi ở trẻ
Nắm được nguyên nhân, cha mẹ sẽ tránh được việc trẻ bị sặc sữa. Một số nguyên nhân trẻ bị sặc sữa đa số bắt đầu từ khả năng kiểm soát các van đóng, mở ở chỗ cổ họng thông lên mũi của trẻ sơ sinh còn yếu. Trẻ không thể vừa thở vừa nuốt thức ăn cùng lúc, nếu thực hiện đồng thời thức ăn sẽ dễ trào lên mũi.
Ngoài yếu tố sinh học, cấu trúc cơ thể chưa hoàn thiện thì hiện tượng sặc sữa lên mũi ở trẻ còn xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan khác như
- Phần núm sữa quá to làm sữa chảy nhanh hoặc sữa mẹ quá nhiều, trẻ không nuốt kịp gây ra hiện tượng trào sữa
- Trong khi bú mẹ, trẻ bị ho hoặc cười đùa, hắt hơi
- Trẻ vừa ngủ vừa bú sữa hoặc nằm khi bú sữa
- Trẻ bú vội, bú nhanh cũng dễ bị sặc, bị ọc sữa
- Trẻ bị mất tập trung khi đang bú sữa, ví dụ như mải nhìn hoặc nghe các chuyện xảy ra xung quanh, cười với người khác,…
3. Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa lên mũi
Khi quan sát thấy trẻ bị sặc sữa lên mũi hoặc có những triệu chứng như bên trên thì cha mẹ cần bình tĩnh thực hiện theo những bước sau, nếu trẻ đã thở ổn định thì không cần phải đưa trẻ đến bệnh viện nữa.
Bước 1: Bế trẻ ở tư thế ngồi
Khi bị sặc sữa, bạn nên cho bé ngồi dậy thẳng lên, để bé ho và phun sữa ra. Lau sạch sữa ở miệng, mũi và các bộ phận khác.
Bước 2: Hút sữa
Cần sơ cứu ở bước này trong lúc đợi xe cấp cứu. Nếu trẻ khó thở, bắt đầu tím tái, không khóc được, cần phải hút sữa từ mũi và miệng ra ngay lập tức. Đây là bước sơ cứu rất quan trọng để giúp khơi thông đường thở của trẻ.
Dùng miệng hút sữa ở mũi nhanh, mạnh càng tốt, kích thích để trẻ thở ra được bằng cách nhéo vào tay chân hoặc bất kỳ bộ phận nào của trẻ.
Bước 3: Dốc ngược lên và vỗ nhẹ
Sau khi thực hiện đến bước thứ 3 mà trẻ vẫn có biểu hiện khó thở, da tím tái thì bạn hãy dốc ngược bé lên. Đặt bé nằm úp lên cánh tay của bạn, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng, 5 cái một. Lật bé trở lại xem đã ọc sữa ra hết chưa và đã hít thở lại bình thường chưa.
Bước 4: Ấn ngực
Đặt bé nằm ngửa ra, một tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ vào ngực của bé để bé hít thở.
Bước 5: Đưa đi cấp cứu
Nếu trong trường hợp trẻ vẫn chưa thở được hãy thực hiện lại từ bước 2, 3, 4 trong quá trình đưa bé đi cấp cứu.
4. Cách phòng ngừa trẻ bị sặc sữa lên mũi
Tuy là hiện tượng nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, do vậy cha mẹ cần phòng ngừa hiện tượng này bằng cách
- Thay nổi bình bú sao cho lỗ có độ to nhỏ phù hợp với khả năng bú và tốc độ bú của trẻ
- Cho trẻ bú ngắn và khoảng cách các lần bú thường xuyên sẽ giảm tỷ lệ sặc sữa
- Khi cho trẻ bú nên ngồi ở nơi yên tĩnh, không vui đùa khi trẻ bú để tránh cho trẻ bị phân tâm.
- Mẹ không nên để bé bú lúc quá đói hoặc quá no vì lúc này bé dễ bị bú nhanh, khát và làm tăng nguy cơ sặc sữa
- Không để trẻ vừa nằm ngủ vừa bú
- Có thể dùng tay bóp đầu vú của mẹ để điều chính tốc độ dòng sữa.
- Nếu đã bị sặc sữa hoặc đang ho, khóc thì nên đợi một lúc nữa hãy cho trẻ bú sữa lại. Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.
- Lưu ý cẩn thận khi cho trẻ bú bình với đầu vú bằng cao su cần nghiêng bình cho sữa ngập cổ bình, tránh nuốt không khí vào dạ dày.
(Sưu tấm)