Ăn đậm vị gieo rắc những cái chết “trắng” thầm lặng cho con người. Tuân thủ nguyên tắc cắt giảm muối, đường trong chế độ ăn hằng ngày, bạn sẽ bất ngờ bởi những lợi ích mà chúng mang lại cho sức khỏe gia đình.
Ăn "đậm vị" là thói quen ăn uống phổ biến và dần trở thành nếp sống của nhiều người dân Việt. Bát nước mắm chấm hoặc đĩa gia vị trên mâm cơm của mỗi gia đình đã trở thành hình ảnh quá đỗi thân thuộc. Tuy nhiên, việc ăn uống đậm vị như vậy sẽ dẫn tới những tác hại lớn đối với sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
Ăn đậm vị: từ thỏa mãn vị ngon đến những cái chết lơ lửng trên đầu Thức ăn đậm vị có đặc điểm là nhiều muối, nhiều đường, nhiều dầu và nhiều gia vị, có thể khơi dậy cảm giác thèm ăn của con người. Thế nhưng, đây cũng chính là nguyên do khiến cơ thể mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm. 1. Quá ngọt - tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì Một cuộc khảo sát nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy rằng trẻ em uống ít đồ uống có đường hơn một tuần có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ăn quá nhiều đường có thể chuyển hóa thành chất béo, làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì, đồng thời làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Ngoài ra, ăn đồ ngọt thường xuyên cũng có thể làm mòn răng và tăng nguy cơ sâu răng. 2. Quá mặn - làm tổn thương tim, mạch máu và thận Đặc điểm chính của các món ăn mặn chính là có " quá nhiều muối." Một khi cơ thể phải tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp cao, bệnh thận, bệnh tim và đột quỵ. 3. Quá cay - gây tổn thương ruột, dạ dày, viêm túi mật Ớt có thể kích thích vị giác và tăng cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, ăn nhiều những món ăn có vị cay nồng có thể gây khó chịu như khô mắt, chóng mặt, nóng rát vùng bụng, hậu môn. Thậm chí đồ cay còn kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, gây xung huyết và phù nề, gián tiếp dẫn đến các bệnh mãn tính như cao huyết áp, bệnh tiểu đường và tăng lipid máu . Giáo sư Lý Dung thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc chỉ ra rằng ăn cay trong thời gian dài sẽ làm tăng lượng máu tuần hoàn, dẫn đến tim đập nhanh hơn, có thể cản trở quá trình phục hồi các bệnh hiện có. Ngoài ra, ăn quá cay còn có thể kích thích túi mật và gây viêm túi mật mãn tính, trong trường hợp bị viêm tụy mãn tính, ăn quá cay có thể khiến bệnh tái phát nhiều lần. 4. Quá nhiều dầu - da xấu, bệnh tim mạch, béo phì Đồ ăn có quá dầu mỡ lâu ngày sẽ dẫn đến tăng cholesterol trong máu, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và béo phì. Đặc biệt, chất béo khi vào cơ thể có xu hướng lắng đọng trong mạch máu và gây xơ cứng động mạch, một khi hình thành huyết khối sẽ gây ra các bệnh tim mạch, nhồi màu não, xuất huyết não và đột quỵ. 4 tuần để thay đổi chế độ ăn uống "đậm vị" Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết chỉ cần 25 ngày để hình thành một thói quen ăn uống lành mạnh. Kiên trì trong 4 tuần, khẩu vị sẽ nhạt dần, kiên trì từ 3 tháng đến nửa năm, bạn có thể thay đổi hoàn toàn thói quen ăn uống bấy lâu. Thử ngay 4 mẹo nhỏ dưới đây để thay đổi khẩu vị một cách khoa học và xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Cách giảm vị cay - Giảm gia vị từng ngày, đầu tiên từ cay đến cay vừa rồi đến cay nhẹ. Tuân thủ mức độ cay nhẹ có thể giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. (Sưu tầm)