2 chuyên gia dinh dưỡng đã liệt kê 10 thói quen ăn uống gây hại cho sức khỏe mạnh mẽ nhất, làm tổn hại cơ thể nhiều nhất. Hãy xem bạn có đang mắc lỗi nào không?
Bài viết này được thực hiện bởi 2 chuyên gia về thực phẩm là Nghiên cứu sinh Hàn Lê Quân (Han Lijun), Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Đông, Trung Quốc
Giáo sư Tiến sĩ Lưu Thiếu Vĩ (Liu Shaowei) Phó Giám đốc Giám sát, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Đông Trung Quốc, Tiến sĩ Khoa học Thực phẩm từ Đại học Bang Pennsylvania, và Nghiên cứu sinh Sau Tiến sĩ tại Đại học Bang Kansas, Hoa Kỳ.
Chúng ta đã rất quen với những căn bệnh "từ miệng mà ra" được nhắc đến rất nhiều trong những năm gần đây. Do nhịp sống hiện đại ngày càng nhanh, con người đã nảy sinh nhiều thói quen ăn uống không tốt, rất có hại cho sức khỏe tổng thể.
Ai cũng đều biết rằng, thói quen ăn uống không tốt rất dễ sinh ra bệnh tật, nhưng không phải ai cũng biết được đâu là giới hạn của sự "không tốt" để tránh.
Vậy trong cuộc sống hàng ngày, những thói quen ăn uống không tốt đó sẽ gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người? Chúng ta sẽ chùng 2 chuyên gia tìm hiểu một cách tổng thể dựa trên sự phân tích chi tiết về hậu quả có thể gây ra cho cơ thể và nhan sắc của bạn, từ trong ra ngoài.
Bạn đã mắc phải bao nhiêu trong số những thói quen ăn uống không tốt này?
1, Không ăn sáng
Những người không ăn sáng trong thời gian dài thì sức khỏe và chức năng hoạt động của mật sẽ bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.
Cholesterol cô đặc trong mật sẽ tích tụ trong túi mật tạo thành sỏi mật, từ đó có thể dễ bị nhồi máu cơ tim. Do dạ dày trống rỗng vào buổi sáng nên sẽ hình thành nhiều thromboprotein trong cơ thể, có thể dẫn đến huyết khối, gây nhồi máu cơ tim, cũng có thể gây rối loạn chuyển hóa và béo phì.
2, Ăn quá muộn so với giờ thông thường
Thường xuyên ăn uống không đúng giờ cũng là vấn đề chung của người hiện đại. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thói quen ăn uống không đều đặn và tuân thủ khung giờ cố định có thể làm tăng nguy cơ béo phì, ung thư dạ dày, ung thư ruột, sỏi đường tiết niệu và bệnh tim mạch vành.
Trong thực tế lâm sàng cho thấy, khi được hỏi về những thói quen của bệnh nhân ung thư, nhiều người thường ăn vào buổi trưa muộn, hoặc ăn vặt giữa đêm.
Quan niệm Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng ăn uống đúng giờ có lợi cho hoạt động bình thường của lá lách và dạ dày, đảm bảo bổ sung và điều phối khí và huyết của cơ thể, tránh sự mất cân bằng của ngũ tạng và ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh ung thư.
3, Ăn quá nóng
Niêm mạc dạ dày của con người chủ yếu tiết dịch tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, và chúng thường chỉ có thể chịu được nhiệt độ thức ăn từ 50-60 độ C. Một khi nhiệt độ thức ăn cao hơn mức này, nó sẽ làm bỏng niêm mạc dạ dày.
Nếu ăn thức ăn nóng quá nhiều trong thời gian dài sẽ làm cho niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương, lâu ngày không được phục hồi hoàn toàn sẽ bị hỏng do nóng bỏng, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương trầm trọng.
Trải qua quá trình thay đổi về chất, chức năng hệ tiêu hóa suy giảm liên tục sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao.
Các cuộc điều tra y tế liên quan cho thấy nhiều bệnh nhân ung thư hệ tiêu hóa, đặc biệt là ung thư thực quản và ung thư dạ dày, có một đặc điểm chung là thích ăn đồ nóng. So với những người có bữa ăn bình thường, những người thích ăn đồ nóng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 4,22 lần.
4, Ăn quá ngọt
Những người thích ăn đồ ngọt dễ mắc các bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường.
Đó là do lượng đường dư thừa sẽ tự chuyển hóa thành chất béo, ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn bình thường, cản trở quá trình hấp thụ vitamin và các chất dinh dưỡng khác, từ đó tích tụ mỡ và khiến cơ thể béo lên theo thời gian.
Ăn quá nhiều đồ ngọt cũng có thể dẫn đến sỏi mật, vì lượng đường quá nhiều sẽ kích thích tiết insulin, gây rối loạn chuyển hóa cholesterol và acid mật trong dịch mật, dễ xuất hiện sỏi mật.
5, Ăn quá mặn
Một số người có khẩu vị nặng và chế độ ăn của họ quá mặn, điều này dễ dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều muối. Muối và canxi có tác dụng tương hỗ làm tăng hàm lượng lên trong cơ thể, từ đó dễ gây ra sỏi tiết niệu.
Đồng thời, người ăn quá mặn dễ bị cao huyết áp, có hại cho tim mạch, gan thận.
6, Ăn quá nhanh
Chúng ta liên tục được cảnh báo rằng, nếu ăn với tốc độ quá nhanh sẽ dễ dẫn đến béo phì.
Các nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy rằng, ăn quá nhanh khiến hệ thần kinh trung ương của não bộ khó kiểm soát thức ăn và thường phát ra tín hiệu ngừng ăn sau khi ăn quá no.
Bằng cách này, một lượng lớn năng lượng tích trữ trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành chất béo, dẫn đến béo phì.
Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày, bạn cố gắng nên nhai chậm, đó là cách ăn có lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn và thúc đẩy bài tiết nhờ lượng nước bọt ban đầu, từ đó giảm gánh nặng cho dạ dày, nếu không cũng có thể gây viêm dạ dày, loét dạ dày.
7, Ăn quá no
Ăn quá nhiều hay quá no rất dễ làm đau dạ dày.
Tất nhiên, chúng ta đều biết rằng, dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể đều đến từ chế độ ăn uống, nhưng ăn quá nhiều thường gây hại cho đường tiêu hóa.
Để điều chỉnh chế độ ăn, bạn cần chú ý ăn với lượng vừa phải, vừa sức, nhất là bữa tối, không nên ăn quá no, không ăn quá nhiều, không ăn thực phẩm quá béo.
Nếu ăn thực phẩm quá nhiều dầu mỡ và kết hợp với rượu mạnh sẽ gây ra béo phì, thừa cân, đồng thời dễ sinh ra bệnh đau dạ dày.
Nếu uống rượu bia, ăn quá no đồng thời cũng sẽ gây giãn dạ dày, áp lực cơ hoành tăng cao, tăng gánh nặng cho tim, đồng thời có thể gây nhồi máu cơ tim, viêm túi mật, viêm tụy, loét dạ dày, viêm dạ dày ruột cấp và các bệnh khác.
Dù bạn có rơi vào cảm giác giống như đói khát cũng không nên ăn quá no hoặc uống quá chén, nếu không sẽ dễ gây tăng huyết áp và bệnh tim mạch vành.
8, Ăn uống trong tâm trạng không vui vẻ
Ăn uống trong môi trường khó chịu, tâm trạng buồn bực, cáu gắt, không vui vẻ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tỳ vị, dạ dày, từ đó khiến cho tỳ vị bị mất cân bằng, gan khí khó chịu, lâu dần sẽ dẫn đến khí trệ, huyết ứ mà sinh ra bệnh.
Do đó, cải thiện tâm trạng trong các bữa ăn là điều vô cùng quan trọng. Điều này không phải ai cũng đã chú ý thực hiện tốt.
9, Không thích ăn trái cây và rau xanh
Chế độ ăn uống tốt nhất và khoa học nhất đều nhấn mạnh sự cân bằng. Trái cây và rau quả là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta.
Trên cơ sở đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều rau quả tươi một cách hợp lý là lời khuyên hữu ích trong mọi chế độ ăn. Nếu bạn chỉ thích thịt cá tôm cua mà không thích rau và trái cây, bạn sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tật.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà rốt, cà chua, hành tây, tỏi, củ cải, cam quýt… có tác dụng chống ung thư nhất định, đặc biệt là đối với các khối u ở miệng, thực quản, dạ dày, ruột kết và phổi.
10, Không thích uống nước
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thấy nhiều người chỉ uống nước khi khát. Khi công việc bận rộn hoặc bất tiện, họ thường không uống nước trong thời gian dài.
Như những khuyến cáo, việc uống không đủ nước sẽ khiến nước tiểu giảm và cô đặc, hàm lượng muối tăng cao dễ tạo kết tủa.
Nếu kết hợp với việc đi tiểu nhiều thậm chí còn có thể dẫn đến hình thành sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu.
Vì vậy, bạn nên hình thành thói quen uống nước đầy đủ và đúng lúc, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng hoặc ra nhiều mồ hôi thì bạn nên bổ sung một lượng nước nhỏ kịp thời để duy trì lượng nước tiểu đầy đủ, có thể giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận.
Trên đây là 10 thói quen trong ăn uống có thể khiến cho sức khỏe của bạn càng ngày càng tệ, hãy xem bạn mắc bao nhiêu, bạn sẽ cố gắng để sửa đổi ngay từ hôm nay chưa?
(Sưu tầm)