Đi bộ là "ông tổ" của hàng trăm bài luyện tập, mỗi bước đi là một liều thuốc bổ: Vận động hay không, sự khác biệt lớn nhất phản ánh trong 10 năm cuối đời

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Đi bộ là "ông tổ" của hàng trăm bài luyện tập, mỗi bước đi là một liều thuốc bổ: Vận động hay không, sự khác biệt lớn nhất phản ánh trong 10 năm cuối đời

Đi bộ là "ông tổ" của hàng trăm bài luyện tập, mỗi bước đi là một liều thuốc bổ: Vận động hay không, sự khác biệt lớn nhất phản ánh trong 10 năm cuối đời

Vận động thường xuyên và tích cực ngay từ bây giờ, sức khỏe 10 năm cuối đời sẽ cảm ơn bạn. 

Sự khác biệt về tuổi thọ và sức khỏe

Tạp chí "Khoa học" của Mỹ đã công bố dữ liệu cho thấy các tỷ lệ mắc bệnh khác nhau của những người tập thể dục và những người không tập thể dục:

Tỉ lệ mắc bệnh tim:

Người tập thể dục: 37/1000 – Người ít vận động: 227/1000

Tỉ lệ mắc huyết áp cao:

Người tập thể dục 40/1000 – Người ít vận động: 704/1000

Tỷ lệ béo phì:

Người tập thể dục 4/1000 - Người ít vận động: 808/1000

Điều quan trọng nhất là tuổi thọ trung bình: những người thường xuyên tập thể dục sống lâu hơn 11 năm so với những người thiếu sự vận động.

Nếu bạn thiếu đi sự vận động, thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác sẽ tăng lên. Đi bộ là một cách tốt để loại bỏ việc phải châm cứu hay uống thuốc. Nếu bạn đi bộ nhiều hơn, bạn sẽ khỏe hơn, bệnh tình sẽ thuyên giảm và bạn sẽ uống ít thuốc hơn.

"Đi bộ là ông tổ của hàng trăm bài luyện tập"

Từ hàng nghìn năm trước, “Đi bộ” đã được y học cổ đại Trung Quốc mô tả là "ông tổ của trăm bài luyện tập", được ca ngợi là thần dược tốt nhất cho loài người. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng đi bộ thường xuyên một cách có kế hoạch có thể cải thiện sức khỏe của nhiều bộ phận trên cơ thể.

     

    1. Não

     

Sải chân vừa phải có thể khuyến khích não tiết ra Endorphin, một chất được gọi là "hormone hạnh phúc" và làm cho sóng não ở trạng thái anpha có lợi nhất cho cơ thể, để các bộ phận khác nhau của cơ thể ở trạng thái hài hòa, thư giãn.

     

    2. Tim

     

Liệu đi bộ có làm tăng gánh nặng cho tim không? Không, đi bộ sẽ làm giảm huyết áp, giảm lượng chất béo gây tắc nghẽn động mạch, giảm số lượng động mạch khi nghỉ ngơi và thúc đẩy sự lưu thông của các mao mạch tim.

     

    3. Tiêu hóa

     

Giúp nhu động đường tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

     

    4. Phổi

     

Tăng dung tích phổi, tăng sức mạnh của cơ hoành, giảm bớt các triệu chứng viêm phổi và viêm phế quản mãn tính. Giúp giảm ham muốn hút thuốc.

     

    5. Lưng

     

Áp lực lên đĩa đệm khi đi bộ tương tự như khi đứng. So với các môn thể thao khác, nó sẽ không bị thương. Đồng thời, còn có thể tăng cường cơ lưng để củng cố cột sống.

     

    6. Xương

     

Chạy bền tương đương với việc tập tạ cho xương, có thể thúc đẩy cơ thể hấp thụ nhiều canxi hơn và chống loãng xương.

     

    7. Đầu gối

     

Phòng ngừa thoái hóa khớp, điểm chính là duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp và tập thể dục để duy trì sức mạnh cơ bắp của các chi dưới. Khi đi bộ, các khớp xương không phải chịu áp lực mà còn có thể tăng cường sức mạnh cho các cơ, có lợi cho khớp gối.

     

    8. Chân

     

Vì 2/3 cơ trên cơ thể con người tập trung ở phần đùi trở xuống nên tất cả các bài tập đều dựa vào cơ đùi và bắp chân. Một khi các cơ này bị teo, người không thể duy trì tư thế đúng, và dễ dẫn đến mỏi, đau đầu gối, đau thắt lưng, v.v.

Tập thể dục cho đôi chân là cách tốt nhất để ngăn ngừa sự suy giảm thể chất

1. Đường tiêu hóa

Đi bộ giúp điều hòa đường ruột và dạ dày để ngăn ngừa táo bón. Nếu bạn đi bộ 500 mét mỗi ngày , bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ bị táo bón, đặc biệt là tăng cường tăng nhu động đường tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình hấp thụ dinh dưỡng và việc thải các chất cặn bã ra ngoài có tác dụng tương đối tốt trong việc phòng và điều trị táo bón.

Khi chúng ta đang ngồi hoặc nằm, nội tạng rất chật và “xếp chồng lên nhau”, khi cơ thể chuyển động các bộ phận nội tạng sẽ cảm thấy “thoải mái” vì có không gian để vận động. Vì vậy, thêm một số động tác cơ thể khi đi bộ, chẳng hạn như vặn hông, tương đương với việc “xoa bóp” các cơ quan nội tạng để giúp nhu động đường tiêu hóa, và cho khí đi ra từ bên dưới (xì hơi) thay vì từ trên cao (nấc cụt). Kiên trì thực hiện 10 phút mỗi ngày sẽ có kết quả rất tốt.

Trong quá trình đi bộ, tăng cường độ xoay của thắt lưng và hông giúp cơ thể xoay người nhịp nhàng, có thể thúc đẩy quá trình đại tiện, ngăn ngừa táo bón, giảm tỷ lệ mắc ung thư trực tràng.

2. Giảm đau nhức cơ

Đi bộ thể dục phù hợp cho mọi lứa tuổi, giúp giảm đau nhức cơ, xương.

Đi bộ luân phiên là đi tới trước, đi lùi, đi nhanh, đi chậm xen kẽ, đồng thời thở ra bằng miệng, hít vào bằng mũi. Trong trường hợp bình thường, đi bộ về phía trước sẽ kéo căng các khớp và cơ, tích tụ theo thời gian sẽ gây căng cơ và lão hóa khớp. Đi ngược lại là một cơ chế chấn thương ngược có thể làm giảm hao mòn, giảm đau cơ và thúc đẩy cơ thể tự phục hồi.

Kiễng chân để đi bộ có thể tăng cường sinh lực cho thận và dương. Khi chúng ta đi kiễng chân, chính mặt trong của bàn chân trước và các ngón chân sẽ hỗ trợ nó. Có ba huyệt ở bàn chân đó là huyệt Thiếu Dương, Túc Quyết và Thái Dương, đi kiễng chân có thể xoa bóp ba huyệt này, điều khiển khí đi lên, tăng sinh lực cho thận dương thông qua kinh mạch của bàn chân. Phương pháp này cũng có lợi cho bệnh tăng sản tuyến tiền liệt và viêm tuyến tiền liệt mãn tính.

3. Giảm eo

Nếu vòng eo của phụ nữ hơn 80 cm, vòng eo của nam giới hơn 85 cm họ có thể đối mặt với nguy cơ quá nhiều mỡ nội tạng. Vì vậy, hiện nay người ta chủ trương “có sức khỏe, trước tiên phải giảm vòng eo.” Khi đi bộ, cõng và thêm một số động tác khác (như nhịp chân) có thể giúp giảm vòng eo.

Hai bên thắt lưng có một huyệt có đường vân (lấy một đường ngang rốn làm tâm, một đường dọc nách làm điểm xuất phát. Giao điểm của hai đường thẳng là huyệt đó). Nếu bụng mềm và "bự", bạn cũng có thể dùng cả hai tay đánh trái và phải khi đi bộ.

Kiên trì thực hiện trong nửa tiếng mỗi ngày đảm bảo vòng eo của bạn giảm xuống nhanh chóng.

4. Giảm nhức chân

Ngày nay, nhiều người đi bộ một cách vô thức và không sử dụng lực chân, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bàn chân dễ bị gãy xương. Nếu bạn học cách đi bộ đàn hồi - bật bàn chân khi đi bộ, mỗi bước đi của bạn sẽ giữ cho hàng chục cơ bắp dưới bàn chân của bạn vốn là bộ phận rất quan trọng tràn đầy sức sống.

5. Rèn luyện cơ

Tất cả các loài động vật trên thế giới đều đi thẳng, chỉ có cua đi ngang. Nếu một người học cách đi bộ ngang như cua, thì nên làm cho trọng tâm của cơ thể di chuyển bằng bàn chân bắt chéo bất cứ lúc nào và di chuyển tay tự do theo tốc độ đi.

Chú ý duy trì cảm giác nhịp nhàng, phương pháp đi bộ này có lợi để rèn luyện sức mạnh cơ bắp chân và cơ hông, tăng cường sự linh hoạt của khớp hông và khớp cổ chân, cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.

Bạn có thể chọn không tập thể dục, nhưng so với việc bạn có tập thể dục, sự khác biệt lớn nhất sẽ được phản ánh trong 10 năm cuối đời của bạn! Bạn hy vọng 10 năm cuối đời của mình sẽ như thế nào?

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ