Nếu bạn đi ngoài gặp hiện tượng này, rất tiếc, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể gặp khó khăn khi đại tiện. Bác sĩ nhắc nhở bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Do cuộc sống hiện đại có nhiều áp lực, lối sống thiếu lành mạnh, ngồi nhiều ít vận động, chế độ ăn uống không cân đối dẫn đến tình trạng táo bón diễn ra khá phổ biến.
Tiến sĩ Ngô Văn Khôi, Giám đốc khoa gan mật và tiêu hóa, hệ thống y tế Viên Vinh, bệnh viện Viên Sinh (Đài Loan), đã công bố một phân tích rằng, có gần 25% dân số từ 20 đến 50 tuổi có vấn đề về táo bón và tỷ lệ người trên 65 tuổi có tỉ lệ cao tới 40%.
Mặc dù tuổi già có xu hướng táo bón cao gây ra tình trạng đại tiện không thuận lợi, nhưng ngược lại có khoảng 30% học sinh tiểu học cũng gặp rắc rối với chứng táo bón. Nếu phân biệt theo giới tính thì nữ bị nặng hơn nam, tỷ lệ mắc bệnh táo bón khoảng 40%.
1, Táo bón có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản:
Bác sĩ Khôi cho biết, nguyên nhân chính của táo bón liên quan đến lối sống, do căng thẳng và áp lực ngày càng nhiều trong cuộc sống, chế độ ăn uống theo xu hướng tây hóa, không cân bằng, uống thuốc, uống không đủ nước và thói quen sinh hoạt kém là phổ biến nhất.
Về nguyên tắc, chỉ cần bạn điều chỉnh lại công việc và nghỉ ngơi, bạn có thể có sự cải thiện đáng kể. Tất nhiên, bác sĩ Khôi nhắn nhủ rằng mọi người không nên quá hoảng sợ về chứng táo bón. Thay vào đó, hãy dần dần thay đổi.
Nếu táo bón thường xuyên không được điều trị, nó có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Bác sĩ Khôi nhắc nhở, tình trạng táo bón lâu ngày có thể khiến đường ruột bị tích tụ, khiến đường ruột không thể làm rỗng sẽ chèn ép dạ dày lên phía trên, từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Người bị trào ngược dạ dày cũng nên chú ý hơn trong việc đi đại tiện.
2, Đi ngoài ra phân viên tròn nhỏ như phân dê hoặc hiếm khi bị đau bụng:
Bác sĩ Khôi chỉ ra rằng, táo bón nói chung có thể được điều chỉnh thông qua các thói quen trong cuộc sống hàng ngày, nhưng nếu các triệu chứng của bệnh "táo bón" kéo dài hơn 3 đến 6 tháng, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa.
Khái niệm táo bón bệnh lý thường có các vấn đề lớn, bao gồm: Phải gắng sức đi đại tiện, cảm thấy đi ngoài không hết, thường xuyên ra "phân dê" dạng hạt, cần phải dùng tay tác động đến hậu môn hoặc ấn bụng để tống phân ra ngoài, sờ thấy hậu môn bị tắc và đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần.
Đối với những tình trạng trên, nếu 2 trong số đó xảy ra trên 7 ngày trong tháng thì có thế chẩn đoán là táo bón bệnh lý.
Yêu cầu thứ hai là "không đi tiêu được nếu không có thuốc nhuận tràng." Bác sĩ Khôi giải thích rằng cặn thức ăn sau khi tiêu hóa và hấp thụ sẽ được tạo ra dưới dạng phân và đào thải ra ngoài trong điều kiện bình thường. Nếu người nào phải uống thuốc nhuận tràng mới có thể đi tiêu hoặc đi tiêu khô và kéo dài thì có nghĩa là đã bị táo bón bệnh lý.
Yêu cầu thứ ba là "Tôi hiếm khi cảm thấy đau bụng". Bác sĩ Khôi cho biết, để phân di chuyển đến trực tràng và hậu môn, mức độ và tần suất đi tiêu tăng lên sẽ dẫn đến co thắt thành ruột và đau bụng là tình trạng sinh lý bình thường.
Hiếm khi cảm thấy đau bụng có nghĩa là chức năng ruột có thể bị ảnh hưởng. Ngược lại, nếu đau bụng quá thường xuyên thì cần nghi ngờ khả năng mắc hội chứng ruột kích thích.
3, Loại thuốc nào có thể gây ra tình trạng đi ngoài táo bón? Bạn cần nói rõ với bác sĩ khi đi khám
Bác sĩ Khôi nhắc nhở rằng, uống thuốc cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra táo bón hoặc đại tiện thoáng qua, bao gồm thuốc kháng axit có chứa nhôm trong khoa tiêu hóa, thuốc chống trầm cảm trong khoa tâm lý, bệnh Parkinson và thuốc chống động kinh ở khoa thần kinh, và thuốc lợi tiểu ở khoa thận, thuốc ion canxi ở khoa tim mạch, thuốc giảm đau ở khoa chỉnh hình phục hồi chức năng, thuốc sắt trong khoa y học gia đình, v.v.
Khi đi khám bác sĩ các vấn đề về đường ruột, bạn cũng nên bổ sung thông tin về tình hình dùng thuốc hiện tại với bác sĩ để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị chính xác hơn.
*Theo China Times
(Sưu tầm)