Quấn chũn cho trẻ sơ sinh là thắc mắc của hầu hết các mẹ sau khi sinh về quá trình chăm sóc con nhỏ. Vậy, có nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh? Đây có phải biện pháp giúp bé ngủ ngon hay không? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ chăm sóc em bé tốt nhất.
Thực tế, quấn chũn cho trẻ sơ sinh đối với đa số các mẹ có con nhỏ lần đầu đều cảm thấy khá khó trong quá trình chăm sóc cho em bé. Do đó, những lăn tăn về việc có nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh khi ngủ sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe trẻ không phải mẹ nào cũng biết.
1. Tại sao nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh khi ngủ?
Đối với trẻ nhỏ, để bảo vệ sức khoẻ trẻ một cách tốt nhất mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ đúng cách. Vậy quấn chũn cho trẻ sơ sinh có cần thiết hay không và đem lại lợi ích gì?
Bản chất, việc quấn khăn hoặc tã cho trẻ không chỉ được biết đến là phương pháp dân gian truyền miệng tại Việt Nam mà trên thế giới hay các chuyên gia đều tin rằng việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh đem lại nhiều lợi ích cho trẻ khi ngủ như sau:
- Quấn chũn cho trẻ sơ sinh giúp trẻ ngủ ngon hơn.
- Giúp trẻ ít quấy khóc.
- Sau sinh, quấn khăn cho trẻ còn giúp trẻ có cảm giác an toàn giống đang ở trong bụng mẹ nên ngủ sâu giấc hơn.
- Giúp trẻ ít bị giật mình vì phản xạ tự nhiên Moro, đây được biết là phản xạ tự nhiên xảy ra ở trẻ. Biểu hiện là em bé bị giật mình, duỗi thẳng và giang rộng tay sau đó sẽ co lại và ôm vào trong.
Thực chất, có nhiều nghiên cứu cho biết rằng khi em bé được quấn khăn đồng nghĩa với việc giúp trẻ giữ tư thế nằm ngửa và làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh do bị lật sấp hơn.
2. Quấn khăn cho trẻ khi ngủ có hại không?
Như đã biết, việc quấn tã hay khăn cho trẻ đi ngủ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, đối với việc quấn chũn cho trẻ cũng có thể tiềm ẩn một số nguy cơ khác đối với sức khỏe của trẻ.
Trong nghiên cứu được thực hiện từ các chuyên gia tại Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc cho biết rằng, trẻ 3 tháng tuổi được quấn khăn thường xuyên cũng có nguy cơ bị viêm phổi gấp 4 lần so với trẻ bình thường.
Không chỉ vậy, một số nhà khoa học còn cho biết rằng, việc bao bọc quá kỹ đối với trẻ nhỏ cũng làm sức đề kháng của trẻ giảm thiểu đáng kể. Đặc biệt, quấn chũn cho trẻ sơ sinh đi ngủ còn làm thân nhiệt bé tăng cao, đổ mồ hôi và điều này dễ khiến bé bị cảm lạnh.
Mẹ sau sinh trong quá trình chăm sóc trẻ cần đọc thêm bài viết: Những dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh cha mẹ nên biết để giúp kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe mà bé nhà mình đang gặp phải.
Đối với nghiên cứu được thực hiện tại Australia, các bác sĩ đã đưa ra cảnh báo cho mẹ khi chăm sóc trẻ nhỏ. Đối với sự phát triển cơ thể của trẻ, việc quấn khăn quá chặt còn khiến trẻ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như: trẻ bị loạn sản xương không, em bé dễ bị trật khớp háng. Ngoài ra, điều này còn có thể khiến em bé bị ngạt thở nếu khăn quấn bị bung ra và làm chặn đường thở của bé.
3. Có nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh khi ngủ?
Quấn khăn cho trẻ đi ngủ đem lại nhiều lợi ích nhưng kèm theo đó cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên, bác sĩ nhi người Mỹ Jeffrey Hull cho biết rằng: "Quấn tã giúp cho hệ thần kinh của bé được yên tĩnh, giúp trấn an, tránh bé bị quá tải bởi những âm thanh ồn ào".
Do đó, việc quấn khăn cho trẻ khi em bé còn nhỏ là điều cần thiết để giúp bé khỏe mạnh, phát triển hệ thần kinh cho trẻ tốt nhất.
4. Lưu ý khi quấn chũn cho bé
Để việc quấn chũn cho bé không gây ra các ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, mẹ cần biết:
- Quấn khăn cho bé đúng cách:
Quấn khăn đúng cách cho bé cũng giúp bé giảm thiểu tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến hệ xương của em bé. Đặc biệt, mẹ cần chú ý quấn đúng cách ở vùng chân cho bé.
- Không kéo thẳng chân hay ép chân bé khi quấn khăn:
Quá trình quấn khăn cho bé, mẹ tuyệt đối không được cố kéo thẳng chân hay ép chân của bé ra để quấn. Cần nhớ, phần hông và thân của em bé cần được thoải mái cử động. Điều này có tác dụng tốt đối với sức khỏe của bé.
Không quấn khăn cho bé quá lỏng hoặc quá chật.
Không quấn khăn cho bé đặt cao quá cổ hoặc đầu bé.
- Quấn chũn cho bé đúng thời điểm:
Nhiều mẹ lầm tưởng rằng việc quấn chũn cho bé có thể thực hiện bất cứ lúc nào đều đem lại lợi ích đối với sức khỏe của bé. Đây là quan niệm sai lầm. Thực chất, thay vì việc quấn khăn cho bé cả ngày. Các mẹ chỉ nên thực hiện biện pháp này khi em bé ngủ hoặc khi em bé ra ngoài trời.
Lưu ý, khi thời tiết nắng nóng, mẹ cần hạn chế việc quấn khăn, quấn tã cho bé và bảo vệ cho bé bằng cách sử dụng thêm mũ, nón hoặc áo khoác cho bé.
- Nới lỏng khăn quấn từ từ:
Thực hiện nới lỏng khăn quấn cho bé, mẹ nên để một cánh tay của bé ở ngoài trong những ngày đầu thực hiện việc quấn khăn cho bé. Sau đó, khi em bé có thể thích nghi với môi trường và ngủ ngon giấc hơn thì mẹ có thể để cả 2 tay của bé tự do rồi đến chân và toàn thân.
- Quan sát kỹ phản ứng của trẻ:
Phản ứng của em bé sẽ cho mẹ biết, em bé có đang thoải mái hay không. Thực tế thì không phải trẻ sơ sinh nào cũng thích được quấn khăn, quấn tã và quấn chũn. Trong khi đó, theo thời gian thì các em bé cũng không còn thích bị bó buộc.
Vì vậy, quan sát phản ứng của bé cũng như sự phát triển của trẻ là điều cần thiết đối với người mẹ. Khi bé tỏ cảm giác khó chịu, quấy khóc, giãy giụa lúc mẹ quấn chũn thì mẹ cần bỏ việc quấn khăn cho bé. Đặc biệt đối với các bé bắt đầu lăn qua lăn lại khi đủ hoặc đối với bé đã biết lật.
Có nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh hay không thì câu trả lời là "CÓ". Nhưng để bảo vệ sức khỏe bé yêu một cách tốt nhất, mẹ cần biết cách quấn tã hoặc quấn khăn cho bé đúng cách để bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái khi quấn khăn.
(Sưu tầm)