Cố "nạo vét" ráy tai: Thói quen cực kỳ xấu của nhiều người

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Cố "nạo vét" ráy tai: Thói quen cực kỳ xấu của nhiều người

Cố "nạo vét" ráy tai: Thói quen cực kỳ xấu của nhiều người

Rất nhiều trẻ đã bị thủng màng nhĩ do cha mẹ quá nhiệt tình "nạo vét" ráy tai hoặc chính đứa trẻ tò mò, dùng tăm bông thọc vào tai mình để bắt chước cha mẹ chúng. 

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt, Hà Nội cho biết nhiều người nhầm tưởng rằng cần loại bỏ ráy tai hàng ngày như một biện pháp vệ sinh thân thể nhưng điều này là thói quen cực kỳ xấu. BS An đã cấp cứu cho nhiều trường hợp thủng màng nhĩ do mẹ quá sạch để cố lôi ráy tai của con ra. 

Bác sĩ An cho biết tai có cơ chế tự làm sạch, cha mẹ không cần lấy ráy tai. Ai cũng có ráy tai nhưng số lượng và tính chất của chất tiết bị chi phối bởi yếu tố di truyền, cũng giống như màu tóc hay chiều cao của bạn.

Không rõ vì lý do gì, một số người có xu hướng sản sinh nhiều ráy tai hơn những người khác và một số thành viên trong gia đình này lại sản sinh nhiều ráy tai hơn những gia đình khác. Một số gia đình cũng có xu hướng tạo ráy tai cứng và thô hơn.

Ráy tai (cerumen hay ear wax) là một sản phẩm được tạo thành từ tế bào da chết, lông tai, và các chất tiết ra từ các tuyến bã nhờn của ống tai ngoài. Ráy tai có thể khô hay ướt, màu nâu, cam, đỏ, vàng hoặc xám.

Ráy tai không hại, PGS An cho biết ráy tai còn có tác dụng bảo vệ da của ống tai ngoài, hỗ trợ làm sạch và bôi trơn, đồng thời chống lại vi khuẩn, nấm và nước. Đó cũng là hàng rào bảo vệ màng nhĩ khỏi những tổn thương do dị vật hay côn trùng nhỏ chui vào…

Việc lấy ráy tai, làm sạch tai mỗi ngày là không cần thiết và có thể gây hại vì:

Khi tai quá sạch, không còn ráy tai, da ống tai sẽ không còn được bảo vệ trước vi khuẩn, nấm, nước, hay những dị vật, côn trùng…

Dùng tăm bông để lấy ráy tai ở trẻ (được nhiều phụ huynh thực hiện mỗi ngày) tiềm ẩn nguy cơ chấn thường ống tai ngoài-màng nhĩ (vì trẻ quay đầu bất ngờ khiến tăm bông chọc vào ống tai-màng nhĩ với lực mạnh) gây trầy da ống tai, chảy máu, nguy hiểm hơn là thủng màng nhĩ, dẫn đến viêm tai ngoài, viêm tai giữa và giảm sức nghe…

Chỉ nên lấy ráy tai trong các trường hợp ráy tai nhiều có thể dẫn đến: bít tắc ống tai, giảm sức nghe do cản trở dẫn truyền âm thanh, chèn ép da ống tai và màng nhĩ gây ngứa tai, ù tai, đau tai, ngứa tai, viêm tai ngoài hay người đeo máy trợ thính.

Một trường hợp ngoại lệ là cần làm sạch ống tai để khám tai nhằm chẩn đoán bệnh lý của tai mũi họng, để tầm soát thính lực ở trẻ sinh non, nghe kém…

Khi ở nhà, nếu lấy ráy tai cần dùng các sản phẩm làm mềm ráy tai: chai xịt hoặc nhỏ giọt, được thực hiện 2-3 lần/ngày trong 2 tuần. Nút ráy tai được làm mềm và đẩy ra ngoài do cơ chế tự làm sạch của ống tai. Đặt bé ngồi thẳng, nghiêng đầu vào bồn rửa hay chậu, dùng bơm tiêm nhựa không có kim bơm nhẹ một chút nước ấm vào tai của bé. 

Chú ý pha nước đủ ấm, nước quá lạnh hoặc quá nóng có thể khiến bé rất khó chịu. Lúc này, bạn có thể thể nhìn thấy những mẩu ráy tai trôi ra ngoài. Nếu không, cần tiếp tục nhỏ hỗn hợp làm mềm ráy tai thêm vài ngày.

Nếu lượng ráy tai quá nhiều, không tự đẩy ra hết, cần được hút sạch tại phòng khám Tai Mũi Họng.

(Sưu tầm)

 

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ