Chuyên gia: Các triệu chứng cholesterol cao cần theo dõi

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Chuyên gia: Các triệu chứng cholesterol cao cần theo dõi

Chuyên gia: Các triệu chứng cholesterol cao cần theo dõi

Cholesterol cao có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác. Và biết các triệu chứng và yếu tố nguy cơ là rất quan trọng để phòng ngừa.

Tiến sĩ, bác sĩ tim mạch Leslie Cho ở Mỹ cho biết: “Có nhiều cách để kiểm soát lượng cholesterol cao, và tin tuyệt vời là bệnh tim có thể ngăn ngừa được 90%. Ngay cả khi bạn có tiền sử gia đình bị cholesterol cao, bạn có thể ngăn ngừa bệnh tim", theo Eat This, Not That!

Dưới đây là các triệu chứng cholesterol cao và các yếu tố nguy cơ cần lưu ý.

1. Chú ý đến chất béo chuyển hóa

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, chất béo chuyển hóa - được tìm thấy trong thực phẩm chiên, đóng gói sẵn và chế biến cực nhanh - làm giảm cholesterol “tốt” (HDL) và tăng cholesterol “xấu” (LDL).

Tiến sĩ Cho cảnh báo: “Chất béo chuyển hóa có tác động rất tiêu cực đến cơ thể. Chúng không chỉ làm xấu lượng cholesterol của bạn mà còn làm tăng các dấu hiệu viêm của bạn".

2. Bạn đang ngồi bao lâu rồi?

 

Dành cả ngày để ngồi - ví dụ như một công việc văn phòng hoặc lái xe - có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol của bạn, ngay cả khi bạn tập thể dục thường xuyên.

"Chúng tôi phát hiện ra rằng thời gian đứng thay vì ngồi có liên quan đáng kể đến việc giảm lượng đường trong máu và mỡ máu. Thay thế thời gian ngồi bằng bước đi cũng có liên quan đến việc giảm đáng kể vòng eo và chỉ số BMI", tiến sĩ Genevieve Healy, thành viên nghiên cứu cấp cao tại Trường Y tế Công cộng, Đại học Queensland (Úc), cho biết, theo Eat This, Not That!

3. Chỉ số BMI

Nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn trên 30, bạn có thể muốn kiểm tra cholesterol.

Johns Hopkins Medicine cho biết: “Nếu bạn bị béo phì và có lượng cholesterol cao, giảm cân sẽ giúp giảm lượng cholesterol, cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì bao gồm bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch”.

4. Cholesterol có di truyền không?

Tiến sĩ, bác sĩ Kate Kirley cho biết: “Thông thường, một trong những yếu tố lớn nhất quyết định mức cholesterol là gien của bạn”.

"Làm thế nào gien ảnh hưởng đến cholesterol của bạn là khá phức tạp, nhưng có thể nói rằng cholesterol cao có xu hướng di truyền trong các gia đình. Đối với hầu hết mọi người, xét nghiệm di truyền không cần thiết hoặc hữu ích trừ phi họ có mức cholesterol rất cao.

Và bởi vì gien là thứ mà chúng ta không thể thay đổi, đó là lý do tại sao thuốc là một công cụ quan trọng để điều trị cholesterol cao", bác sĩ Kirley giải thích.

5. Ăn cholesterol không có nghĩa là cholesterol cao

 

Mặc dù trong nhiều thập kỷ chất béo (không nên nhầm lẫn với chất béo chuyển hóa!) được coi là kẻ phản diện dinh dưỡng, nhưng nó không có nhiều khả năng làm tăng cholesterol của bạn hơn bất kỳ chất dinh dưỡng đa lượng nào khác.

Tiến sĩ Kirley cho biết: “Một trong những điều lớn nhất mà chúng tôi thấy là mọi người nghĩ rằng mức cholesterol của họ gắn liền với những gì họ ăn hơn so với thực tế.

Nên nhớ: lượng cholesterol mà bạn ăn, không thực sự ảnh hưởng nhiều đến lượng cholesterol của chính bạn.

Đó là vì cơ thể bạn đang tạo ra cholesterol. Nó làm cho cholesterol không có vấn đề gì. Ngay cả khi bạn ăn không có cholesterol, cơ thể bạn vẫn tạo ra cholesterol.

Những gì bạn ăn là quan trọng, nhưng nó ít ảnh hưởng đến mức cholesterol hơn nhiều người có thể nhận ra", theo Eat This, Not That!

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ