Chướng bụng đầy hơi kéo dài là bệnh gì? Mẹo khắc phục chứng đầy hơi kéo dài tại nhà đơn giản

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Chướng bụng đầy hơi kéo dài là bệnh gì? Mẹo khắc phục chứng đầy hơi kéo dài tại nhà đơn giản

Chướng bụng đầy hơi kéo dài là bệnh gì? Mẹo khắc phục chứng đầy hơi kéo dài tại nhà đơn giản

Chướng bụng đầy hơi kéo dài là tình trạng gây nên do chứa quá nhiều hơi trong ống tiêu hóa, có thể gây nên bởi nuốt phải hơi, thức ăn khó tiêu hoặc do các bệnh lý. 

 

Mặc dù ít khi gây hậu quả nghiêm trọng nhưng chướng bụng đầy hơi kéo dài lại gây nên nhiều khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân.

Chướng bụng đầy hơi là tình trạng xảy ra do sự chứa khí nhiều một cách quá mức trong hệ thống ống tiêu hóa khiến người bệnh cảm thấy bụng trướng căng, phình to, óc ách và khó chịu. Trong thực tế, hầu hết chúng ta đều chỉ bị chướng bụng đầy hơi thoáng qua và sẽ nhanh chóng tự khỏi sau đó.  

Tuy nhiên cũng có không ít người phàn nàn về việc liên tục mắc phải tình trạng chướng bụng đầy hơi kéo dài khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy chướng bụng đầy hơi kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Có các biện pháp nào chữa đầy hơi kéo dài?

1. Hơi trong hệ tiêu hóa có nguồn gốc từ đâu?

Ở trạng thái sinh lý, ống tiêu hóa của chúng ta ngoài chứa các sản phẩm từ thức ăn của quá trình tiêu hóa thì nó còn có chứa một lượng khí nhất định. Khí trong hệ tiêu hóa có thể xuất hiện từ nhiều nguồn gốc khác nhau, trong đó các nguồn gốc sinh hơi trong hệ tiêu hóa chính có thể kể đến bao gồm:

- Nuốt không khí từ môi trường bên ngoài vào hệ tiêu hóa khi ăn uống, nói chuyện khiến không khí di chuyển vào ống tiêu hóa và mắc kẹt tại đây.

- Quá trình lên men các chất có trong lòng ruột bởi vi khuẩn có trong lòng ruột sẽ sinh ra các sản phẩm khác nhau, trong đó có các loại khí. Bình thường, khí trong ống tiêu hóa có đến 75% được sinh ra từ quá trình lên men này.

- Một phần nhỏ lượng khí trong ống tiêu hóa khác sinh ra trong lòng ruột có nguồn gốc từ quá trình khuếch tán, trao đổi khí giữa máu và ống tiêu hóa.

Thông thường, lượng khí chứa trong lòng ống tiêu hóa của chúng ta thường được giới hạn ở mức dưới 200ml khí, sự ổn định này được duy trì ổn định nhờ vào khả năng cân bằng giữa sinh khí (nuốt hơi, sinh hơi do lên men, trao đổi khí,...) với hoạt động thải khí (xì hơi, ợ hơi). 

Một khi cán cân này bị mất cân bằng khiến cho số lượng khí trong ống tiêu hóa bị tăng lên quá mức sẽ khiến bệnh nhân bị đầy hơi chướng bụng. 

2. Nguyên nhân gây ra chướng bụng đầy hơi kéo dài

Có khá nhiều nguyên nhân gây chướng hơi đầy bụng kéo dài khác nhau mà chúng ta có thể liệt kê. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì chúng cũng đều tác động vào các cơ chế chính là gây mất cân bằng sinh hơi trong ống tiêu hóa và thải hơi ra khỏi ống tiêu hóa. 

Tóm lại. có một số nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi kéo dài hay gặp nhất bao gồm:

2.1. Nuốt quá nhiều không khí

Nuốt phải không khí là vấn đề rất bình thường khi chúng ta ăn uống, sẽ không có gì là đáng nói nếu lượng không khí nuốt phải không quá lớn. Tuy nhiên, khi nuốt phải không khí quá nhiều thì lại là một vấn đề nghiêm trọng, chúng ta đang đưa vào một lượng khí nhiều quá mức đào thải bình thường của ống tiêu hóa dẫn đến chướng bụng đầy hơi kéo dài trong hệ thống. 

Các hoạt động có thể khiến chúng ta nuốt phải nhiều không khí hơn bao gồm:

- Người nhai kẹo cao su thường xuyên thực hiện động tác nuốt, một lượng khí nhất định có thể đi vào cơ thể qua mỗi lần bệnh nhân nuốt xuống.

- Thường xuyên sử dụng các loại thức ăn hoặc thức uống có khí như nước ngọt có gas, bia,...

- Hút thuốc lá cũng có thể khiến chúng ta dễ dàng bị nuốt phải nhiều không khí vào trong ống tiêu hóa.

- Ăn uống quá nhanh cũng dễ gây nuốt kèm theo nhiều không khí vào bụng.

- Vừa ăn uống vừa nói chuyện là một trong những nguyên nhân gây nuốt không khí rất thường gặp.

2.2. Ăn uống các loại thực phẩm khó tiêu hóa

Ăn uống các loại thực phẩm khó tiêu hóa như đậu, bắp cải, nho khô, mận khô, táo, các loại thực phẩm giàu fructose,... cũng là nguyên nhân có thể khiến chướng bụng đầy hơi kéo dài xảy ra. Bởi việc sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu hóa có thể khiến hoạt động tiêu hóa diễn ra khó khăn hơn, thời gian lưu trong ống tiêu hóa của các loại thực phẩm cũng kéo dài hơn trước khi chúng được thải ra ngoài,...

2.3. Các thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Một số các thói quen không lành mạnh trong cuộc sống như ngồi nhiều, ít vận động, ngủ không đủ giấc, công việc thường xuyên căng thẳng,... có thể gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của nhu động ruột bình thường (là hoạt động của thành ruột theo chiều dọc có tác dụng tống các thành phần của trong ống tiêu hóa di chuyển theo chiều từ trên xuống dưới để thải ra ngoài).

Vì nhu động ruột rối loạn dẫn đến hoạt động tiêu hóa diễn ra chậm hơn, vi khuẩn lên men nhiều hơn và sinh ra lượng khí lớn hơn.

2.4. Chướng bụng đầy hơi kéo dài là bệnh gì?

Trong không ít trường hợp, các bệnh lý đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, táo bón,...) cũng là những nguyên nhân gây nên chướng bụng đầy hơi kéo dài.

Các bệnh lý tại đường tiêu hóa khi xảy ra sẽ ảnh hưởng lên chức năng co bóp và nhu động bình thường làm rối loạn vận chuyển các chất có chứa trong lòng ống tiêu hóa, làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, hoặc gây cản trở quá trình đào thải của các chất có trong lòng ống tiêu hóa,... Các biến đổi bất thường này đều có thể dẫn tới hậu quả chung là gây nên chướng bụng, đầy hơi ở bệnh nhân.

2.5. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

Chướng bụng đầy hơi kéo dài cũng có thể là hậu quả do tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc khác nhau như thuốc kháng sinh gây rối loạn vi khuẩn đường ruột, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2,... Hoặc các loại thuốc gây ảnh hưởng trực tiếp lên khả năng nhu động ruột như các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương hoặc các thuốc gây giãn cơ trơn,...

3. Khi nào người bệnh đầy hơi chướng bụng kéo dài cần gặp bác sĩ?

Không phải tất cả các trường hợp đầy hơi chướng bụng kéo dài đều cần thiết đến gặp bác sĩ. Người bệnh thường chỉ cần đến gặp bác sĩ để thăm khám nếu có chướng bụng đầy hơi kéo dài kèm theo các đặc điểm cảnh báo sau đây:

- Bụng chướng căng nhiều trong thời gian kéo dài liên tục.

- Chướng bụng đầy hơi kéo dài kèm theo có đau bụng.

- Chướng bụng đầy hơi kéo dài có kèm theo nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.

- Đi cầu ra máu hoặc đi cầu phân đen có mùi khó chịu.

- Chướng bụng đầy hơi vẫn còn kéo dài dù đã áp dụng các biện pháp can thiệp cần thiết.

Khi đến thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các kiểm tra cần thiết cho người bệnh. Hỏi bệnh sử là một nội dung quan trọng trong chẩn đoán chướng bụng đầy hơi kéo dài vì thăm khám thực thể thường ít có giá trị giúp ích cho chẩn đoán nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi kéo dài (trừ các trường hợp do nguyên nhân bệnh lý thực thể gây nên). 

Vì vậy, người bệnh cần khai báo chính xác các đặc điểm của tình trạng chướng bụng đầy hơi kéo dài mà mình đang mắc phải kèm theo các triệu chứng đi kèm với nó.

4. Điều trị chướng bụng đầy hơi kéo dài như thế nào?

4.1. Điều trị chướng bụng đầy hơi kéo dài tại nhà

Để khắc phục tình trạng chướng bụng đầy hơi kéo dài thì trước tiên bệnh nhân thường sẽ được yêu cầu thực hiện các biện pháp tự điều trị tại nhà, thay đổi lối sống,... Sau đó các bác sĩ sẽ đánh giá lại sự đáp ứng và tiến triển của tình trạng bệnh và có các chỉ định tiếp theo phù hợp nhất.

- Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa: Thay thế các loại thực phẩm khó tiêu trong thực đơn của bệnh nhân bằng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như khoai tây, gạo, chuối,...

- Ăn chậm, nhai kỹ: Khi ăn nên ăn chậm và nhai kỹ trước khi nuốt, điều này khiến thức ăn được nghiền nhỏ hơn trước khi đi vào ống tiêu hóa và cũng ngăn chặn bớt nguy cơ nuốt không khí quá nhiều khi ăn.

- Ghi nhật ký sử dụng thức ăn: Người bệnh chướng bụng đầy hơi kéo dài nên ghi chép lại nhật ký sử dụng các loại thực phẩm của mình. Nhật ký này có thể cung cấp bằng chứng cho bác sĩ để có cái nhìn trực quan hơn về sự ảnh hưởng của chế độ ăn đối với tình trạng đầy hơi chướng bụng kéo dài của bệnh nhân.

- Loại bỏ các thói quen sinh hoạt xấu: Cần loại bỏ các thói quen sinh hoạt xấu trong cuộc sống như không vừa ăn vừa nói chuyện quá nhiều, không ngồi quá lâu, ngủ đủ giấc, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao,...

4.2. Điều trị y tế thực thụ

Các can thiệp y tế thực thụ thường chỉ được xem xét nếu chướng bụng đầy hơi kéo dài là do nguyên nhân bệnh lý gây nên, hoặc chướng bụng đầy hơi kéo dài đã áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống nhưng không hiệu quả. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi kéo dài là gì mà bác sĩ có thể kê các đơn thuốc khác nhau cho bệnh nhân. Những loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm:

- Thuốc kháng sinh thường dùng trong các trường hợp bị chướng bụng đầy hơi kéo dài do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

- Các loại thuốc kháng acid thường chỉ định cho các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng.

- Thuốc chống trầm cảm ba vòng cũng có thể được xem xét sử dụng và đã có những lợi ích nhất định được chứng minh trên thực tế.

- Than hoạt tính được sử dụng để giúp làm sạch hệ tiêu hóa và giảm khí trong đường tiêu hóa.

5. Chướng bụng đầy hơi kéo dài có nguy hiểm không?

Chỉ một số ít các trường hợp chướng bụng đầy hơi kéo dài là dấu hiệu cho một tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Phần lớn các trường hợp bệnh nhân có thể bị chướng bụng đầy hơi nhưng lại không có tổn thương đáng kể nào được ghi nhận.

Tuy nhiên, chướng bụng đầy hơi kéo dài lại khiến cho bệnh nhân cảm thấy thường xuyên khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như chất lượng sống của bệnh nhân.

Trên đây là một số các giới thiệu cơ bản nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng chướng bụng đầy hơi kéo dài. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng trên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán, và điều trị kịp thời bằng các biện pháp thích hợp. 

(Sưu tầm)

Một số xét nghiệm khác nhau cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán dễ dàng hơn như test không dung nạp đường, nội soi, công thức máu, siêu âm,...

Tất cả những điều này là cơ hội thuận lợi để hoạt động lên men của vi khuẩn diễn ra mạnh mẽ hơn và sinh ra nhiều hơi trong ống tiêu hóa hơn, khiến tình trạng đầy hơi chướng bụng kéo dài xảy ra.

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ