Chân trẻ sơ sinh bị cong: Nguyên nhân và phòng tránh bằng cách nào?

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Chân trẻ sơ sinh bị cong: Nguyên nhân và phòng tránh bằng cách nào?

Chân trẻ sơ sinh bị cong: Nguyên nhân và phòng tránh bằng cách nào?

Việc bé có chân bị cong là nỗi băn khoăn của rất nhiều ông bố bà mẹ. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng chân trẻ sơ sinh bị cong? Phải làm gì với hiện tượng này? 

 

Chân trẻ sơ sinh bị cong là lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Rất nhiều người băn khoăn không biết liệu tình trạng chân cong này có được cải thiện khi lớn lên không, có ảnh hưởng tới sức khỏe của bé hay không.

1. Dấu hiệu chân trẻ sơ sinh bị cong

Chân trẻ sơ sinh bị cong chỉ hiện tượng đôi chân của các bé không thẳng như những em bé bình thường khác. Thay vào đó, hai chân của trẻ vòm ra ngoài từ đùi xuống đầu gối, rồi vòng khum vào từ bắp chân xuống mắt cá chân. Chân trẻ sơ sinh bị cong được xem là trường hợp dị tật của cấu trúc xương. Mức độ dị tật này nặng hay nhẹ sẽ được các chuyên gia hay các bác sĩ chẩn đoán độ cong đôi chân của các bé.

Trong trường hợp, chân trẻ sơ sinh cong bắp chân từ phần đùi đến đầu gối là vấn đề hoàn toàn bình thường. Theo đó, phần cẳng chân của bé bị còng vòm hình tròn rồi khum vào tới bàn chân. Đây là hiện tượng phổ biến và được gọi là chân vòng kiềng.

Chân trẻ sơ sinh bị cong không ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé ở hiện tại cũng như khi lớn lên nếu như không kèm với những bệnh lý nào khác. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, dáng đi cũng như toàn bộ hoạt động của phần chi dưới của trẻ. Do đó, khi phát hiện chân trẻ sơ sinh bị cong, các bậc phụ huynh cần chú ý quan sát trẻ để phát hiện kịp thời những bất thường cũng như có các phương pháp chữa trị hiệu quả. 

2. Nguyên nhân khiến chân trẻ sơ sinh bị cong

Chân trẻ sơ sinh bị cong là tình trạng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó, có thể bé bị cong chân ngay từ khi mới sinh ra hoặc theo thời gian, chân trẻ mới bị cong khi trẻ lớn lên. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến chân trẻ sơ sinh bị cong.

2.1. Tư thế sinh hoạt của mẹ bầu không đúng dẫn đến chân trẻ bị cong

Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu có tư thế sinh hoạt khiến bụng bi gập là nguyên nhân khiến chân trẻ sơ sinh bị cong. Điều này khiến cho chân trẻ không duỗi thẳng được ngay từ trong bụng mẹ. Khi bé sinh ra thì chân bị cong.

Đặc biệt, với những mẹ bầu thường xuyên nịt bụng hay mặc đồ quá chật cũng gây nên tình trạng chân trẻ sơ sinh bị cong.

2.2. Bé bị cong chân do di truyền

Một nguyên nhân khác khiến chân trẻ sơ sinh bị cong là do di truyền, cụ thể là do cấu tạo xương chi dưới. Theo đó, nếu bố mẹ trẻ có dị tật chân cong thì khi sinh con ra, tỷ lệ bé bị cong chân rất cao.

Đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến tình trạng cong chân của bé.

2.3. Chân bé bị cong do bé đang tập đi

Trong giai đoạn bé mới chập chững tập đi, chân bị cong là do xương khớp các các bé còn rất mềm và yếu. Vì vậy, nếu các bậc phụ huynh cho bé tập đi quá sớm có thể khiến chân bé bị cong.

3Chân trẻ sơ sinh bị cong: Khi nào là bình thường? khi nào là bất thường?

3.1. Khi nào chân bé bị cong là bình thường?

Khi phát hiện thấy trẻ bị cong chân, nhiều cha mẹ lo lắng không biết con có gặp vấn đề gì nghiêm trọng về sức khỏe hay không. Dưới đây là những biểu hiện bình thường khi chân bé bị cong.

- Chân trẻ cong nhưng hai đầu gối cân bằng.

- Bé không bị tật chân thấp chân cao.

- Tình trạng cong chân biến mất sau 3 tuổi.

Nhìn chung, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng nếu đến khi trẻ 3 tuổi, tật cong chân tự biến mất. Ở một số trẻ, tình trạng cong chân có thể kéo dài hơn đến 8 tuổi mới hết. Vì thế, bố mẹ muốn yên tâm và chắc chắn về vấn đề chân bé bị cong thì nên đưa trẻ đi khám.

3.2. Khi nào chân trẻ sơ sinh bị cong là bất thường?

Tình trạng chân bé bị cong chủ yếu là do sinh lý, sẽ mất dần theo thời gian. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý có một số trường hợp chân bị cong là do nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể, chân vòng kiềng và còi xương là hai nguyên nhân chính dẫn tới chân trẻ sơ sinh bị cong.

Chân vòng kiềng

Chân vòng kiềng là hiện tượng rối loạn tăng trưởng xương cẳng chân hay còn gọi là xương chày. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân của chân vòng kiềng là do gen di truyền, mắc chứng béo phì hay cho trẻ tập đi quá sớm. Trên thực tế, tình trạng chân vòng kiếng có thể xảy ra ở một chân hay cả hai chân và ở một số trường hợp có thể di truyền sang đời sau.

Trước khi trẻ 3 tuổi, bố mẹ thường sẽ không thể phân biệt giữa việc trẻ sơ sinh bị cong chân bình thường và trẻ bị bệnh vòng kiềng. Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ đi khám nếu nghi ngờ để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất, 

Bệnh còi xương

Bên cạnh việc chân trẻ sơ sinh bị cong do mắc chứng chân vòng kiềng, việc cong chân ở trẻ có thể phản ánh trẻ bị còi xương. Còi xương là tình trạng xảy ra khi cơ thể thiếu vitamin D - một chất quan trọng trong quá trình chuyển hóa, tích trữ canxi trong xương và răng. Lượng canxi trong cơ thể không đủ làm cho xương có thể bị uốn cong dưới áp lực trọng lượng của cơ thể.

Dấu hiệu trẻ bị còi xương thường có những dấu hiệu rất rõ ràng nên bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng này ở trẻ để có phương pháp can thiệp kịp thời.

4. Biện pháp phòng tránh tình trạng chân trẻ sơ sinh bị cong

Vậy có biện pháp nào giúp ngăn ngừa tình trạng chân trẻ sơ sinh bị cong không? Theo các chuyên gia, để hạn chế nguy cơ chân trẻ bị cong, các bố mẹ không nên bắt trẻ tập đi sớm. Thay vào đó, các bậc phụ huynh hãy để con tự tập đi và để con tự phát triển theo đúng tốc độ của mình.

Ngoài ra, để phòng tránh chân trẻ sơ sinh bị cong, bố mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Cung cấp đủ lượng vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng và bổ sung đúng liều lượng vitamin D được khuyến cáo theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ, để trẻ phát triển tốt nhất.

- Hạn chế tình trạng béo phì ở trẻ, cho trẻ tập luyện thể dục và vận động thường xuyên.

- Không tự ý nắn chân hay tự ý can thiệp nếu trẻ bị chân cong bất thường. Tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để được tư vấn về cách chữa trị. 

 

5. Chân trẻ sơ sinh bị cong: Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ?

Khi thấy chân con bị cong, các bố mẹ không nên quá lo lắng mà cần bình tĩnh quan sát xem việc cong chân có ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ hay không, cong chân có kèm theo các dấu hiệu bệnh lý nào hay không.

Nếu các biểu hiện chân trẻ bị cong là bình thường như đã nói ở trên thì bố mẹ có thể yên tâm. Trong trường hợp chân trẻ sơ sinh bị cong kèm theo dấu hiệu chân vòng kiềng hay trẻ bị còi xương thì bố mẹ nên đưa con đi khám để được tư vấn và điều trị.

Cụ thể, nếu chân trẻ bị cong và kèm theo các dấu hiệu dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để thăm khám:

- Tình trạng cong chân ở trẻ nghiêm trọng, cản trở tới sự di chuyển của trẻ.

- Cong chân kéo dài sau khi trẻ trên 3 tuổi.

- Trẻ đi lại khập khiễng và có cảm giác đau đớn.

- Trẻ bị cong một bên chân.

- Trẻ quá thấp bé so với lứa tuổi.

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan tới tình trạng chân trẻ sơ sinh bị cong. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh biết cách xử lý khi chân con bị cong để con phát triển một cách toàn diện nhất. 

(Sưu tầm)

 

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ