Cần kiêng ăn thịt gà khi bị đau mắt không?

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Cần kiêng ăn thịt gà khi bị đau mắt không?

Cần kiêng ăn thịt gà khi bị đau mắt không?

Chế độ ăn có ảnh hưởng rất lớn đến sự bình phục của bệnh nhân đau mắt. Nhiều người cho rằng, kiêng ăn thịt gà khi bị đau mắt có thể khiến bệnh nhanh khỏi hơn. Chuyên gia nói gì? 

 

Đau mắt là một bệnh lý nhãn khoa rất thường gặp, để bệnh nhanh khỏi thì ngoài vấn đề điều trị thuốc đúng cách và kịp thời thì dinh dưỡng cho người bệnh cũng là yếu tố rất quan trọng. Một số quan niệm cho rằng, bệnh nhân nên kiêng ăn thịt gà khi bị đau mắt sẽ giúp bệnh bình phục nhanh hơn, mắt đỡ ngứa hơn. 

Vậy thực hư vấn đề này ra sao và người đau mắt nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

1. Có cần kiêng ăn thịt gà khi bị đau mắt không?

Theo đông y, tròng trắng mắt thuộc tạng phế và hai bên khóe mắt thì thuộc tạng tâm. Hai tạng trên là hai tạng có nhiệt, nên khi có thêm sự xâm nhập nhiệt độc từ bên ngoài vào trong cơ thể sẽ càng làm nhiệt bị ứ lại, gây nên đau mắt. Chính vì vậy, khu phong thanh nhiệt là một trong các pháp điều trị chính cho bệnh nhân đau mắt

Trong khi đó, thịt gà là loại thịt có bị chua, tính bình không độc, ôn trung ích khí, bổ tinh tủy,... Do đó với thắc mắc "Đau mắt có kiêng ăn thịt gà không" thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. 

Thịt gà được sử dụng bình thường cho bệnh nhân đau mắt để ăn uống bồi bổ sức khỏe mà không gây nên vấn đề gì. Điều này cho thấy, quan điểm cho rằng nên kiêng thịt gà khi bị đau mắt mà chúng ta vẫn hay áp dụng không phải là một quan điểm chính xác.

Hơn nữa, thịt gà còn là một loại thực phẩm có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác nhau, chẳng hạn như protein, omega 3, đa dạng các loại vitamin A,C, E, B1, B2,PP,... Nên bổ sung thịt gà vào chế độ ăn giúp cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân đau mắt một cách rất tích cực, thậm chí giúp bệnh nhân nhanh bình phục hơn.

 Kiêng tôm, kiêng thịt gà khi bị ho là đúng hay sai? 

2. Chế độ dinh dưỡng cho người đau mắt

Như đã nói, chế độ dinh dưỡng đóng góp rất lớn vào sự bình phục của bệnh nhân đau mắt. Chính vì vậy bệnh nhân cần có một thực đơn hợp lý với sự tăng cường các loại thức ăn có ích và hạn chế các loại thức ăn có thể làm chậm, ức chế sự bình phục.

2.1. Nên ăn gì khi bị đau mắt?

Bệnh nhân đau mắt để bình phục nhanh hơn sẽ cần phải được cung cấp một thực đơn với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng khác nhau bao gồm chất đạm, chất béo, đường bột và chất xơ. Ngoài ra, các vitamin (Vitamin A, B, C) là các chất có vai trò rất quan trọng với người bệnh đau mắt (tăng sức đề kháng, chống oxi hóa, tăng cường thị lực,...), do đó cần được chú trọng bổ sung nhiều hơn trong chế độ ăn.

- Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A: Gan động vật, cà rốt, bí đỏ, đu đủ chín, rau cải xanh, xúp lơ,...

- Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B: Vitamin B chứa nhiều trong các loại trái cây như bưởi, cam, quýt và các loại trái cây có múi khác.

2.2. Bị đau mắt kiêng ăn gì?

Bên cạnh các loại thực phẩm có tác dụng tích cực đến quá trình bình phục ở bệnh nhân đau mắt như đã kể trên, thì bệnh nhân còn cần chú ý tránh sử dụng một số loại thực phẩm có thể có nguy cơ ảnh hưởng không tốt tới việc khỏi bệnh sau đây:

- Các loại thực phẩm có tính nóng: Thịt chó, thịt dê, tiêu, ớt,... là các loại thực phẩm có tính nóng, dễ làm cho nhiệt tăng lên trong cơ thể và khiến bệnh trở nên nặng hơn.

- Các loại thức ăn tanh: Các loại thức ăn tanh (thủy, hải sản) là những thực phẩm dễ gây phong hỏa, do đó dễ làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và dễ tái phát sau khi khỏi bệnh.

- Chất béo động vật: Các loại thực phẩm quá giàu chất béo có nguồn gốc động vật như thịt mỡ, da gà,... đều có thể khiến cho quá trình viêm nặng hơn và bệnh lâu lành hơn.

- Rượu bia, các chất kích thích.

Qua đây có thể thấy rằng, quan điểm cho rằng cần kiêng ăn thịt gà khi bị đau mắt là một quan điểm sai lầm cần tránh mắc phải. Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đau mắt cần được đảm bảo tính đa dạng với sự tăng cường sử dụng các loại thực phẩm hữu ích cho quá trình bình phục, điều này sẽ giúp bệnh nhân nhanh khỏi hơn. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ ăn phù hợp.

- Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Thường là các loại thực phẩm có vị chua như cam, quýt, bưởi, và các loại rau củ có màu xanh,...

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ