Muối ăn không chỉ là gia vị mà còn là một vị thuốc quý được dùng để chữa trị nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên, cách chế biến và dùng muối như thế nào để đạt được hiệu quả cao thì không phải ai cũng tường tận.
Muối quan trọng cho sự sống nhưng cần dùng đúng
Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên chủ nhiệm khoa y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết muối ăn (NaCl) được tạo thành do sự bốc hơi của nước biển, chủ yếu chứa natri clorua và một số chất như kali clorua, magiê clorua, muối canxi, magiê, sắt…
Theo y học hiện đại, muối ăn giữ vai trò quyết định trong chức năng thận: nước tiểu phụ thuộc vào sự hiện diện trong máu một lượng NaCl bình thường, khi lượng muối hạ thấp trong trường hợp nôn mửa liên tiếp (do thai nghén, nhiễm độc) hoặc do mất nước quan trọng (bỏng, tiêu chảy) thì sự bài tiết nước tiểu sẽ chậm lại.
Muối rất cần cho cơ thể con người, mỗi ngày nhu cầu về muối ăn xê dịch trong khoảng 5-10g. Y học hiện đại thường dùng muối dưới dạng tinh khiết để pha chế dịch truyền đẳng trương hoặc ưu trương để tiêm, truyền tĩnh mạch hoặc rửa vết thương.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, muối - natri là một khoáng chất cần thiết cho sự sống. Nó được điều hòa bởi thận giúp kiểm soát sự cân bằng dịch trong cơ thể.
Nó cũng giúp dẫn truyền các xung thần kinh và ảnh hưởng đến chức năng của cơ. Thiếu muối trong một khoảng thời gian có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau và thậm chí có nguy cơ đe dọa tính mạng.
Tuy nhiên, khi natri dư thừa cũng có thể gây hại cho sức khỏe vì nó có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến các vấn đề về bệnh tim và đột quỵ. Do đó, điều quan trọng nhất là bạn phải biết loại thực phẩm nào chứa nhiều muối để mình có thể tiêu thụ chúng với số lượng sao cho phù hợp nhất.
Theo khuyến cáo của WHO, người trưởng thành khỏe mạnh nên ăn dưới 5g muối/ngày. Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, chỉ nên ăn dưới 1g muối/ngày, trẻ từ 1-3 tuổi nên ăn 3g/ngày, trẻ > 7 tuổi thì ăn lượng muối như người trưởng thành.
Đối với những đối tượng có bệnh lý liên quan, nên ăn lượng muối theo chỉ định của bác sĩ.
20 đơn thuốc dùng muối trị bệnh
Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn phân tích, theo y dược học cổ truyền, muối ăn vị mặn, tính hàn, không độc, vào ba kinh thận, tâm và vị, có công dụng tả hỏa, thanh tâm, lương huyết, giải độc, nhuận táo, dẫn các thuốc khác vào kinh lạc, thường được dùng để chữa các trường hợp nhiệt kết trong dạ dày và ruột, trong ngực có đờm tích, táo bón, đau họng, đau răng, răng lợi xuất huyết, đau mắt đỏ, gây nôn mửa, chữa hạ bộ lở loét, trùng độc cắn…
- Mất ngủ: Dùng nước muối nóng ngâm chân trong 15-20 phút trước khi ngủ tối.
- Đau lưng: Lấy lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to rồi nướng nóng hoặc rang lên, sau đó bọc qua một lớp khăn mỏng chườm vào phần bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Ăn nhiều muối sẽ gây hại:
- Tăng đào thải canxi qua nước tiểu, tăng nguy cơ loãng xương và sỏi thận;
- Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter Pylori;
- Tăng nguy cơ suy thận do làm tăng protein trong nước tiểu và làm tăng gánh nặng cho thận;
- Tăng nguy cơ béo phì do tăng cảm giác khát và tăng tiêu thụ đồ uống, nhất là các loại nước ngọt;
- Làm tăng tình trạng giữ nước và phù, đặc biệt ở bệnh nhân xơ gan và suy tim.
Vì vậy, các chuyên gia đều khuyên nên tập thói quen ăn giảm muối càng sớm càng tốt.
Cách giảm lượng muối tiêu thụ:
Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn hằng ngày là việc làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao nhất để hạn chế các nguy cơ về sức khỏe do thói quen ăn mặn gây ra.
- Nêm ít muối trong đồ ăn.
- Chấm nhẹ tay hoặc không chấm.
- Giảm bớt các đồ mặn như món kho, món rang, món muối.