Các cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh vừa đơn giản, vừa hiệu quả

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»Các cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh vừa đơn giản, vừa hiệu quả

Các cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh vừa đơn giản, vừa hiệu quả

Nấc cụt là hiện tượng bình thường và rất hay xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng cũng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy nguyên nhân gây ra nấc cụt là gì và cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh như thế nào? 

 

Nấc hay nấc cụt là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể, xảy ra khi cơ hoành và cơ liên sườn bị kích thích không liên tục, nắp thanh âm bị đóng lại đột ngột tạo ra các âm thanh đặc trưng.

Nấc cụt thường xuất hiện với tần số từ 4 đến 60 lần mỗi phút nên gây khó chịu cho cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu kỹ về nấc cụt và những cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả.

1. Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc cụt?

Trên thực tế, nấc không gây khó chịu cũng như ảnh hưởng nhiều đến trẻ sơ sinh. Nhiều trẻ vẫn có thể ngủ hoặc sinh hoạt bình thường mà không gặp khó chịu khi bị nấc. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn cảm thấy lo lắng về vấn đề này. Nguyên nhân gây nấc cũng có rất nhiều, có thể kể đến như:

- Bé bú quá no và nuốt nhiều không khí sau khi bú bình. 

- Mẹ cho bé bú bình không đúng cách khiến bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày khi bú. Khi quá nhiều không khí sẽ khiến dạ dày bị kích thích, dẫn đến cơ hoành co thắt và gây ra cơn nấc cụt.

- Trào ngược dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây nấc. Các dịch acid có trong dạ dày đi ngược vào thực quản, kích thích cơ hoành và cơ liên sườn.

- Nhiệt độ thay đổi đột ngột, phổi có không khí lạnh cũng có thể gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh.

2. Cách chữa nấc ở trẻ sơ sinh

Thông thường, hiện tượng nấc ở trẻ em là một hiện tượng sinh lý bình thường và có thể tự khỏi và không cần điều trị gì. Tuy nhiên bé nấc trong thời gian cũng có thể gây nôn trớ và quấy, lúc này mẹ có thể thực hiện các cách chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh như sau:

- Với trẻ trong 6 tháng đầu, mẹ có thể cho bé bú sữa do bé không nên ăn hay uống thêm bất kì nước nào khác ngoài sữa. Đối với trẻ đang ăn dặm, phụ huynh có thể cho bé uống nước từ từ. Đây là một trong những cách chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh đơn giản nhất mà vẫn mang lại hiệu quả cao. 

- Các bậc phụ huynh cũng có thể dùng hai ngón tay để bịt hai bên lỗ tai của trẻ trong khoảng thời gian 30 giây. Sau đó mẹ có thể thả tay và khép cánh mũi đồng thời bịt miệng của bé lại. Có thể thực hiện lặp lại từ 10 đến 15 lần. Động tác này sẽ làm căng cứng cơ hoành và làm ngừng cơn nấc.

- Bé khóc có thể giúp thần kinh thực quản bị giãn và từ đó dừng các kích thích trên cơ hoành.

- Mẹ có thể thực hiện cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh bằng cách đặt một lớp áo khoác lên lưng trẻ sau đó chụm bàn tay và vỗ nhẹ. Phương pháp này có thể giúp trẻ ợ hơi, thoát hơi ra ngoài, tránh trào ngược dạ dày.

- Với trường hợp bé bị nấc nhiều sau bú bình, mẹ nên thay đổi tư thế của trẻ để tránh không khí vào dạ dày gây nấc cụt.

Mẹ cần lưu ý rằng các cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh không phải là khuôn mẫu thì không nên áp dụng. Có thể ví dụ một vài phương pháp mẹo như làm trẻ giật mình hoặc kéo lưỡi trẻ không nên được áp dụng vì có thể gây hại đến bé.

3. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nấc cụt là một phản ứng bình thường của cơ thể, kể cả đối với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi hay thậm chí cũng có thể xảy ra đối với thai nhi còn trong bụng mẹ. Nấc cụt sẽ giảm dần khi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên do đường tiêu hóa của trẻ phát triển hoàn thiện hơn. 

Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần lưu ý nếu trẻ bị nấc liên tục và kéo dài trên 48 giờ. Đặc biệt lưu ý nếu trẻ quấy khóc dữ dội, khó chịu hoặc kích động khi nấc, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác cần được điều trị kịp thời.

4. Làm thế nào để ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh?

Nếu cha mẹ quá lo lắng về vấn đề nấc cụt ở trẻ sơ sinh, có thể thử các phương pháp giúp ngăn ngừa hiện tượng này. Tuy nhiên cần lưu ý rằng rất khó để ngăn ngừa hoàn toàn do nguyên nhân gây ra hiện tượng này không phải lúc nào cũng rõ ràng. Một số phương pháp đơn giản có thể thực hiện bao gồm:

- Không để bé khóc trong bữa ăn. Khi trẻ khóc có thể nuốt hơi nhiều gây nấc. Hạn chế cho bé bú khi quá đói hoặc quá no. Với trẻ bú bình, cha mẹ cần lưu ý không cho bú quá nhanh.

- Bế và giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng từ 20 đến 30 phút sau mỗi cữ bú cũng giúp ngăn ngừa tình trạng nấc cụt. Bên cạnh đó, sau khi bú, bé cần tránh hoạt động nặng, không bế rung trẻ và chơi các trò chơi đòi hỏi vận động nhiều để tránh nguy cơ trào ngược dạ dày.

- Giữ nhiệt độ trong phòng ổn định, không nên để trẻ bị lạnh. Nếu trời có gió, có thể sử dụng khăn xô hoặc khăn mỏng để giữ ấm phổi và tránh gió cho trẻ.

- Không nên để trẻ chơi ngoài trời gió to hay mở quá nhiều cửa sổ nhằm giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm lạnh do gió thổi trực tiếp vào người.

- Khi tắm cho trẻ cần lưu ý không để nhiệt độ quá chênh so với nhiệt độ phòng. Vào mùa đông, cần phải bật đèn sưởi khi tắm cho trẻ. 

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ