Thức ăn nhanh rõ ràng là bữa ăn dễ dàng và nhanh gọn nhất đối với một số người. Nhưng các nghiên cứu đã cảnh báo về những tác động tiêu cực của thức ăn nhanh đối với não bộ và sức khỏe tâm thần. Và các trang mạng cũng đã có nhiều bài viết về những tác động tiêu cực mà đồ ăn nhanh có thể có đối với tất cả các bộ phận của cơ thể, từ da đến vòng eo của bạn.
Trong thời kỳ COVID-19, thế giới đang rất quan tâm đến khả năng chống lại nhiễm trùng, do đó, có lẽ chúng ta nên xem xét thức ăn nhanh có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như thế nào.
Tờ Eat this đã xem xét một vài nghiên cứu về chủ đề này và phát hiện ra rằng: thức ăn nhanh có hại cho hệ thống miễn dịch, nhưng cơ chế khá phức tạp. Dưới đây là một số điều bạn cần biết về tác động của thức ăn nhanh lên hệ miễn dịch:
1. Cơ thể phản ứng với thức ăn nhanh như phản ứng với vi khuẩn
Vào năm 2018, Đại học Bonn (Đức) đã thực hiện một nghiên cứu về sự liên quan giữa thức ăn nhanh và hệ thống miễn dịch. Họ cho chuột thí nghiệm ăn theo chế độ ăn "phương Tây": nhiều chất béo, nhiều đường và ít chất xơ. Về cơ bản, đây là một mô hình chuẩn của thức ăn nhanh.
Sau một tháng, họ phát hiện ra rằng hệ thống miễn dịch của chuột thí nghiệm có phản ứng thú vị. Chuột thí nghiệm đã "phát triển một phản ứng chống viêm mạnh mẽ khắp cơ thể". Nghiên cứu đã gọi phản ứng này giống như phản ứng của hệ thống miễn dịch khi bị nhiễm vi khuẩn nguy hiểm.
2. Ngay cả khi bạn đã dừng ăn đồ ăn nhanh, hệ miễn dịch của bạn vẫn hoạt động mạnh mẽ.
Nghiên cứu tiếp tục chỉ ra rằng: một khi hệ thống miễn dịch phát triển phản ứng với thức ăn nhanh, thì nó vẫn sẽ giữ nguyên như vậy trong một khoảng thời gian dù có thay đổi chế độ ăn.
[Đọc thêm: Thực phẩm quý ông trên 50 tuổi cần tránh xa]
Khi những con chuột quay trở lại chế độ ăn ít chất béo (tức là "bỏ thức ăn nhanh"), mức độ viêm của chúng đã giảm xuống, nhưng các tế bào miễn dịch của chúng vẫn hoạt động như cũ.
Giáo sư Tiến sĩ Eicke Latz, Giám đốc Viện Miễn dịch bẩm sinh của Đại học Bonn, nói về kết nghiên cứu: "Gần đây người ta mới phát hiện ra rằng hệ thống miễn dịch bẩm sinh có một dạng trí nhớ. Sau khi nhiễm trùng, khả năng phòng thủ của cơ thể vẫn ở trạng thái báo động để chúng có thể phản ứng nhanh hơn nếu bị tấn công".
3. Những phản ứng ‘thái quá’ của hệ miễn dịch có liên quan đến bệnh tiểu đường và tim mạch.
Theo nghiên cứu của Đại học Bonn, phản ứng miễn dịch chống viêm này có liên quan với bệnh tiểu đường loại 2 và các bệnh tim mạch. "Những thay đổi lâu dài này có thể liên quan đến sự phát triển của bệnh xơ cứng động mạch và bệnh tiểu đường, các bệnh liên quan đến việc tiêu thụ chế độ ăn uống của phương Tây", nghiên cứu này cho biết.
[Đọc thêm: 4 thực phẩm có tác dụng phụ 'khổng lồ' bạn chưa biết: Đọc ngay còn tránh]
Vì vậy, mặc dù chúng ta luôn biết thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe, nhưng cách thức nó tác động lên hệ thống miễn dịch còn khiến nó trở nên nguy hiểm hơn.
4. Thức ăn nhanh có thể làm cho hệ thống miễn dịch của bạn suy yếu
Tờ Eat This cũng xem xét một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa tiêu thụ nhiều đường và hệ thống miễn dịch bị ức chế.
Chúng ta có thể thấy rằng phần lớn thức ăn nhanh chứa đường và carbohydrate tinh chế - thứ mà sau đó được cơ thể xử lý thành đường.
Có 1 cuộc tranh luận về liệu thức ăn nhanh thực sự có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch hay không. Một bác sĩ đã chia sẻ trong bài báo được xuất bản bởi Piedmont Healthcare: "Mỗi khi bạn tiêu thụ đồ ăn nhanh, hãy nhớ rằng bạn không chỉ làm ảnh hưởng đến cân nặng của mình mà còn có thể làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng".
Dù thế nào đi nữa, mối liên hệ giữa thức ăn nhanh và hệ thống miễn dịch của bạn rất rõ ràng: bữa ăn khiến bạn ngon miệng chưa chắc đã làm cho hệ thống miễn dịch hài lòng.
(Sưu tầm)