Khi già đi, con người sẽ gặp phải một vài vấn đề sức khoẻ. Vậy những thay đổi và các vấn đề sức khoẻ gặp phải sau tuổi 70 là những vấn đề nào?
Thời điểm người cao tuổi bước qua tuổi 70, các yếu tố như tập thể dục, dinh dưỡng hay thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc lá đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như là nguyên nhân làm tăng khả năng mắc bệnh ở độ tuổi 70 trở lên.
Một số vấn đề sức khỏe phổ biến nhất mà người cao tuổi trên 70 tuổi gặp phải.
1. Tăng huyết áp
Hiện tượng tăng huyết áp hay còn được biết với tên gọi là cao huyết áp được coi như một kẻ giết người thầm lặng bởi vì rất ít hoặc không có triệu chứng.
Huyết áp cao làm tổn thương thành động mạch và còn làm tăng nguy cơ khiến người bệnh mắc phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như: đau tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại vi.
Người cao tuổi dù là nam giới hay phụ nữ trên 70 tuổi đều có thể làm tăng tới 60% nguy cơ mắc hoặc phát triển bệnh cao huyết áp.
Để cải thiện và giúp huyết áp khỏe mạnh, người cao tuổi nên sớm thay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn giảm muối và tăng cường hoạt động thể chất cũng như xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
2. Cholesterol cao
Tăng cholesterol trong máu hoặc tình trạng tăng lipid máu khiến lượng mỡ trong máu tăng cao và kết quả này chỉ được phát hiện khi thực hiện xét nghiệm máu.
Tình trạng cholesterol tăng cao gần như không có triệu chứng. Nếu không được điều trị, cholesterol cao có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ vô cùng nguy hiểm.
Các chuyên gia cho biết rằng, cholesterol cao (tăng lipid máu) có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc. Hoạt động thể chất, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 150 phút/tuần cũng như xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cũng là cách giúp ngăn chặn nguy cơ bị cholesterol cao. Đồng thời, xây dựng những thói quen tốt này còn đem lại hiệu quả giúp duy trì trọng lượng cũng như giúp cơ thể tổng thể khỏe mạnh.
3. Viêm khớp
Viêm khớp là bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi, đặc biệt người trên 70 tuổi. Dù viêm khớp không phải bệnh đe dọa đến tính mạng nhưng lại là bệnh gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống.
Tình trạng viêm khớp khiến người bệnh bị đau nhức, đây là bệnh lý xảy ra càng phổ biến hơn theo tuổi tác. Thực tế có nhiều loại viêm khớp khác nhau, cùng với sự lão hóa thì thoái hóa khớp là tình trạng phổ biến nhất. Ngoài ra còn có viêm khớp dạng thấp có liên quan đến chứng viêm ảnh hưởng đến người bệnh.
Nếu tình trạng đau, sưng và cứng ở các khớp thì tốt hơn hết nên tìm đến bác sĩ để kiểm tra và tìm biện pháp xử lý kịp thời. Tùy thuộc vào loại viêm khớp mà người bệnh mắc phải sẽ gây ra triệu chứng đau đớn vào ban ngày hay buổi tối.
Để cải thiện tình trạng viêm khớp có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau gồm viên uống và dạng kem bôi. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra các hướng điều trị phù hợp.
4. Đục thủy tinh thể
Thị lực của người cao tuổi suy giảm theo độ tuổi, đặc biệt là tình trạng thoái hóa điểm vàng, bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt không chỉ gây ra ảnh hưởng đến khả năng nhìn mà còn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người cao tuổi.
Người cao tuổi để cải thiện tình trạng đục thủy tinh thể có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật.
5. Khó kiểm soát lượng đường trong máu
Người cao tuổi có thể có mức đường huyết quá thấp hoặc có thể quá cao. Để kiểm soát lượng đường trong máu là kiểm soát hemoglobin A1c để giảm khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đối với thị lực, thận hoặc thần kinh.
Biến chứng của lượng đường trong máu thấp vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ra tình trạng ngất xỉu, gãy xương hoặc gây tổn thương não.
Để giảm nguy cơ mắc và phát triển bệnh tiểu đường, người cao tuổi cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất. Trong khi đó cả hai thói quen tốt này đều đem lại hiệu quả giúp giữ cân nặng và khỏe mạnh.
Hơn nữa, béo phì được biết đến là một nguyên nhân có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường.
6. Mất thính lực
Người cao tuổi có thể gia tăng tần suất mất thính giác. Trong một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người ở độ tuổi 70 tăng tần suất bị mất thính giác.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng bản thân suy giảm thính lực là một yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng sa sút trí tuệ, trầm cảm và các bệnh lý khác. Hơn nữa, người cao tuổi cần nhận ra tầm quan trọng của thính giác đối với chất lượng cuộc sống.
Người cao tuổi cần chú trọng và quan tâm kiểm tra thính lực thường xuyên. Nếu thính lực kém, có thể sử dụng máy trợ thính để hỗ trợ.
7. Loãng xương
Khi già đi, mật độ xương giảm và đây được gọi là loãng xương. Xương yếu đi, nó sẽ làm tăng nguy cơ bị gãy xương đặc biệt ở phụ nữ. Trong khi đó, ở độ tuổi 20, bạn có thể tạo ra xương mới vài năm 1 lần. Tuy nhiên, người già ở độ tuổi 70 thì hoàn toàn không tạo ra nhiều xương mới nữa.
Để ngăn ngừa tình trạng gãy xương, tốt nhất nên luyện tập thể thao, cung cấp cho xương một lượng canxi và vitamin D cần thiết. Chú ý cung cấp vitamin D cho cơ thể, dù cơ thể có thể tự hấp thụ một số vitamin từ ánh nắng mặt trời. Nhưng khi già đi, việc hấp thụ vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ trở nên khó khăn hơn.
8. Mất trí nhớ
Tình trạng sa sút trí tuệ xảy ra ở người cao tuổi, để sớm nhận biết được bệnh cần chú ý đến các triệu chứng cũng như lão hóa mà người già gặp phải.
Trong quá trình lão hóa của người già thì việc ghi nhớ, học các nhiệm vụ mới sẽ mất nhiều thời gian hơn. Chứng mất trí nhớ còn có thể là một vấn đề nếu mất trí nhớ bắt đầu ảnh hưởng đến chức năng của bạn.
Giải pháp dành cho người cao tuổi là có thể sử dụng ứng dụng hoặc nhờ sự giúp đỡ từ người thân, người xung quanh nếu cần thiết. Ngoài ra, nên duy trì hoạt động thể chất, xã hội và trí tuệ. Đồng thời cải thiện giấc ngủ vì giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với nhận thức. Do đó, hoạt động trí óc và thể chất trong ngày còn có hiệu quả giúp bạn thoát khỏi mệt mỏi.
9. Các vấn đề về giấc ngủ
Khi già đi, giấc ngủ diễn ra khó khăn hơn, ngủ giảm và ngủ ít hơn rất nhiều. Người cao tuổi khó ngủ và thường ngủ ít hơn đáng kể so với người trẻ tuổi.
Vậy để cải thiện tình trạng giấc ngủ của người cao tuổi thì cần sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ nếu cần thiết. Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, người già cần xây dựng một lịch trình ngủ đều đặn để cải thiện giấc ngủ.
10. Ung thư
Thực tế cho thấy, hầu hết các bệnh ung thư đều tăng theo tuổi tác như: ung thư tuyến tiền liệt, ruột kết, phổi và ung thư vú đều trở nên phổ biến hơn khi chúng ta già đi. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy tỷ lệ tử vong do ung thư nói chung đang giảm.
Để kịp thời phát hiện cũng như điều trị ung thư sớm, kịp thời người cao tuổi cần tầm soát ung thư sớm. Việc phát hiện sớm bệnh ung thư cũng góp phần tăng khả năng điều trị thành công.
Ngoài ra, nên nói chuyện với bác sĩ để về tiền sử gia đình, tiền sử bệnh, giới tính, tuổi tác hoặc các nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc ung thư khác.
11. Bệnh phổi mãn tính
Bệnh phổi mãn tính đang gia tăng nhiều hơn ở phụ nữ. Theo Văn phòng Y tế & Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, số lượng phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh phổi ở Hoa Kỳ đang gia tăng, cũng như số lượng phụ nữ chết vì bệnh phổi.
Cho đến nay, yếu tố nguy cơ chính của bệnh phổi mãn tính là hút thuốc dù ở độ tuổi nào thì hút thuốc vẫn là một thói quen có hại cho sức khoẻ.
Nếu gặp một số vấn đề về ho, khó thở thì nên tìm tới bác sĩ để thực hiện xét nghiệm sàng lọc phổi đồng thời có một số biện pháp điều trị giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.
12. Dễ té ngã
Thực sự người cao tuổi sẽ khó có thể thực hiện các hoạt động bình thường. Do đó, dễ ngã xảy ra. Tình trạng ngã có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm như căng thẳng, gãy tay, gãy chân hoặc tàn tật ảnh hưởng đến cuộc sống người già.
Hơn nữa, các chấn thương như gãy xương hoặc chấn thương đầu đều phổ biến và có sức tàn phá lớn như đột quỵ.
Giảm nguy cơ té ngã ở người cao tuổi thì người già cần thực hiện các hoạt động thể chất, tập thể dục và vật lý trị liệu khi cần.
13. Trầm cảm
Thực tế thì trầm cảm là một bệnh nguy hiểm ở người cao tuổi tương tự như ung thư, bệnh tim mạch hay huyết áp. Trầm cảm xảy ra bởi sự mất cân bằng của các chất hóa học trong não và cần điều chỉnh sự cân bằng hóa học bằng thuốc, các liệu pháp điều trị phù hợp.
Quan trọng là trầm cảm có thể được điều trị và theo dõi trong thời gian dài để bác sĩ đưa ra quyết định có nên tiếp tục cho người bệnh sử dụng thuốc hay không.
Cải thiện tình trạng trầm cảm bằng cách hoạt động thể chất, thực hiện hoạt động thể chất đem lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống hằng ngày.
(Sưu tầm)