Trứng vịt lộn là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, không ít chị em thắc mắc ăn trứng vịt lộn có béo không? Ăn trứng vịt lộn như thế nào cho đúng cách để vừa tốt cho sức khỏe, vừa duy trì cân nặng thích hợp?
Trứng vịt lộn là một trong những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chính vì hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm này rất nhiều nên rất nhiều người băn khoăn ăn trứng vịt lộn có béo không và ăn như thế nào cho đúng cách.
1. Những lợi ích sức khỏe của trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn và các món ăn từ trứng vịt lộn như trứng vịt lộn luộc, trứng vịt lộn xào me, trứng vịt lộn chiên nước mắm... là những món ăn phổ biến và ngon khó cưỡng của rất nhiều gia đình. Không những vậy, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng trứng vịt lộn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Theo Đông y, trứng vịt lộn có tác dụng dưỡng huyết, tu âm, ích trí, giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, rau răm và gừng tươi - những loại gia vị quen thuộc khi ăn cùng trứng vịt lộn cũng rất tốt cho sức khỏe.
Rau răm có tác dụng sáng mắt, tiêu thực, trừ hàn, ấm bụng, chữa chứng đầy bụng khó tiêu...Gừng tươi giúp kích thích tiêu hóa, giải độc thức ăn...Theo quan niệm của y học cổ truyền, trứng vịt lộn khi ăn cùng với các loại gia vị này là bài thuốc quý, chữa chứng thiếu máu, suy nhược, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý…
Các nghiên cứu còn chỉ ra, chỉ cần ăn một quả trứng vịt lộn vào buổi sáng là giúp cung cấp đủ năng lượng hoạt động cả ngày.
2. Ăn trứng vịt lộn có béo không?
Trứng vịt lộn là món ăn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây được xem là món ăn sáng lý tưởng khi kết hợp với cháo, bánh tráng, bánh mì...
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong thành phần của một quả trứng vịt lộn có chứa 182kcal năng lượng, 12,4g lipid, 13,6g protein, 82mg canxi, 212mg phốtpho... Bên cạnh đó, trong trứng vịt lộn còn có chứa nhiều vitamin A và chứa các thành phần như vitamin C, vitamin B1, sắt, glucid…
Trên thực tế, trong thành phần của một quả trứng vịt lộn nhỏ thôi cũng cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng rất dồi dào nên rất nhiều người, đặc biệt là chị em e ngại ăn trứng vịt lộn sẽ gây tăng cân. Vậy ăn trứng vịt lộn có béo không?
Để biết ăn trứng vịt lộn có tăng cân không, cần phải biết lượng calo có trong món ăn này. Theo đó, một quả trứng vịt lộn có chứa 182kcal và 12,4g chất béo. Các chuyên gia cho biết đây là những con số đáng báo động nếu ăn trứng vịt lộn quá nhiều trong một ngày vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ tăng cân.
Ăn trứng vịt lộn có béo không không những phụ thuộc vào số lượng trứng vịt lộn được tiêu thụ một ngày mà còn phụ thuộc vào thời điểm ăn món ăn này. Theo đó, nếu ăn trứng vịt lộn vào ban đêm thì khả năng tăng cân sẽ cao hơn so với các thời điểm khác trong ngày.
Nguyên nhân là vào ban đêm, cơ thể sẽ ít vận động, ít tiêu tốn năng lượng. Khi ăn những thực phẩm giàu dưỡng chất như trứng vịt lộn sẽ dẫn tới tình trạng tích tụ mỡ trong cơ thể, tăng cân.
Như vậy, ăn trứng vịt lộn có béo không còn phụ thuộc vào hai yếu tố là số lượng ăn và thời điểm ăn món ăn này. Ăn nhiều trứng vịt lộn và ăn vào ban đêm thì khả năng cao sẽ dẫn tới tình trạng tăng cân, béo phì. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì trứng vịt lộn đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
3. Ăn trứng vịt lộn đúng cách
3.1. Thời điểm ăn trứng vịt lộn để không tăng cân
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, để không bị tăng cân do trứng vịt lộn, tốt nhất bạn nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối, không những gây tăng cân mà còn ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, dễ gây ra tình trạng khó tiêu.
Thay vào đó, bạn có thể dùng trứng vịt lộn vào buổi sáng. Buổi sáng là thời điểm cơ thể cần nhiều năng lượng nhất để làm việc và học tập trong một ngày dài. Hơn nữa, khi ăn vào buổi sáng, sẽ có nhiều thời gian tiêu thụ hơn.
Bên cạnh đó, để phát huy hết những công dụng của trứng vịt lộn với sức khỏe mà không lo tăng cân, nên ăn trứng vịt lộn kèm theo ít cháo hoặc mì để tránh tình trạng ăn trứng vịt lộn quá nhiều.
3.2. Nên ăn mấy quả trứng vịt lộn
Như đã nói, số lượng tiêu thụ là yếu tố quyết định ăn trứng vịt lộn có tăng cân hay không. Nếu ăn với số lượng quá nhiều, tình trạng tăng cân rất dễ xảy ra. Vì thế, dù là món ăn yêu thích, bạn cũng chỉ nên ăn vừa đủ để giúp duy trì cân nặng ở mức thích hợp.
Vậy nên ăn bao nhiêu quả trứng vịt lộn để tốt cho sức khỏe? Theo đó, dựa vào hàm lượng dinh dưỡng mà trứng vịt lộn mang lại, mỗi sáng tốt nhất chỉ nên ăn một quả trứng vịt lộn. Kèm theo đó có thể là lát bánh mì hoặc ít cháo. Mỗi tuần chỉ nên ăn 2,3 lần trứng vịt lộn vào buổi sáng để tránh tình trạng ăn quá nhiều, vừa không tốt cho sức khỏe, vừa dễ bị thừa cân, béo phì.
3.3. Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?
Dù có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nhưng những đối tượng sau đây không nên ăn trứng vịt lộn:
- Người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp: Thành phần chất đạm và cholesterol có trong trứng vịt lộn rất cao. Vì thế, ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu, dễ gây cao huyết áp, gây hại cho tim mạch, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tác nghẽn động mạch, gây đột quỵ,...
- Người mắc các bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ.
- Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn vì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, khả năng chuyển hóa các chất còn yếu.
- Người có các bệnh về tỳ vị, gan.
3.4. Trứng vịt lộn nên ăn với gì? Kiêng ăn với gì?
Theo các chuyên gia, nên ăn trứng vịt lộn với rau răm. Nguyên nhân là vì rau răm có mùi thơm hắc, vị cay nồng, có tính ấm, có tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi. Khi kết hợp cùng trứng vịt lộn sẽ mang lại những lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, cần lưu ý, bà bầu không nên ăn rau răm, dễ ảnh hưởng tới thai nhi.
Không nên ăn trứng vịt lộn với gì?
Cần lưu ý, không nên ăn trứng lộn với sữa vì dễ gây rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, cần lưu ý tuyệt đối không nên ăn kèm trứng vịt lộn cùng với những loại thịt như ngỗng, thịt thỏ, với những loại quả hồng, cam... gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi ăn trứng vịt lộn có béo không và những lưu ý để ăn trứng vịt lộn đúng cách. Cần lưu ý, bên cạnh việc ăn trứng vịt lộn đúng cách, muốn đảm bảo sức khỏe và giữ cân nặng ở mức lý tưởng, cần kết hợp với chế độ luyện tập và dinh dưỡng khoa học.
(Sưu tầm)