9 công dụng của yến sào đối với sức khoẻ

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»9 công dụng của yến sào đối với sức khoẻ

9 công dụng của yến sào đối với sức khoẻ

Yến sào nổi tiếng là thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Vậy cụ thể công dụng của yến sào là gì? Có những lưu ý gì khi dùng thực phẩm này? 

 

Yến sào là một trong những thực phẩm được coi là cao lương mỹ vị, nổi tiếng đắt đỏ và có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Rất nhiều người chọn yến sào để bồi bổ sức khỏe, nhanh hồi phục thể lực sau mỗi lần đau ốm. Dưới đây là cụ thể những công dụng của yến sào tới sức khỏe.

1. Yến sào là gì?

Yến sào, hay còn gọi là tổ yến, được định nghĩa là một loại tổ có thể ăn được được làm từ nước bọt của loài chim yến.

Yến là loài chim có nhiều loại, xây tổ bằng chính nước bọt của mình. Thông thường, để tạo thành những chiếc tổ vững chắc, chim yến sẽ trộn nước bọt với các vật liệu khác như cỏ, rêu... Tuy nhiên, loài chim yến hàng chỉ dùng nước bọt của mình để xây tổ. Theo các nghiên cứu, yến sào chính là tổ của loài chim yến hàng. 

Yến sào là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, chứa rất nhiều các axid amin và các khoáng chất khác. Cùng xem các thành phần của tổ yến trong bảng dưới đây.

2. Công dụng của yến sào với sức khỏe

2.1. Yến sào có tác dụng bổ máu

Yến sào là thực phẩm rất giàu protein và sắt, trong đó sắt là chất đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp hemoglobin (huyết sắc tố) – là chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể. Không những vậy, sắt còn tham gia vào thành phần một số men oxy hóa khử trong các tế bào và có trong myoglobin (sắc tố hô hấp của cơ).

Vì thế, với những đối tượng thiếu sắt hay những ai muốn phòng ngừa các căn bệnh liên quan đến thiếu sắt không nên bỏ qua yến sào trong thực đơn dinh dưỡng của mình.

2.2. Tốt cho hệ tiêu hóa

Một trong những tác dụng tuyệt vời của yến sào chính là kích thích sự tiêu hóa. Nguyên nhân là vì tron yến sào có chứa một số nguyên tố hiếm như Cr. Tuy những nguyên tố này có  hàm lượng rất thấp nhưng cũng mang đến tác dụng kích thích sự tiêu hóa. Nhờ đó, khi tiêu thụ yến sào sẽ giúp bạn ăn ngon miệng, cơ thể hấp thu tốt những dinh dưỡng cần thiết.

2.3. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể

Các thống kê cho thấy trong thành phần của yến sào có chứa đến 18 loại acid amin thiết yếu và nhiều các nguyên tố vi lượng. Nhờ đó, ăn yến sào sẽ giúp cân bằng các quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch, từ đó tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra tổ yến có chứa một số loại protein. Các protein này giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào B - một tế bào sản xuất các kháng thể cho cơ thể.

Vì thế, yến sào là thực phẩm tốt cho những người mới ốm dậy hay những người muốn tăng cường hệ miễn dịch. 

2.4. Yến sào có tác dụng bổ phế

Theo Đông y, yến sào có tác dụng bổ phế, dưỡng âm, tiêu đàm, trừ ho và định suyễn. Vì thế đây là thực phẩm rất tốt đối với hệ hô hấp.

Theo đó, bạn chỉ cần dùng yến sào chưng với gừng, ăn đều đặn (cách ngày hoặc 3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 3-5gr) để giúp làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, từ đó phòng ngừa bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng hiệu quả.

2.5. Công dụng của yến sào đối với làn da

Một trong những tác dụng tuyệt vời của yến sào chính là giúp da trẻ đẹp hơn. Sở dĩ yến sào có công dụng này là vì chất threonine có trong yến sào giúp hỗ trợ hình thành collagen và elastin. Mà ollagen và elastin đóng vai trò rất quan trọng trong việc tái tạo lại cấu trúc da.

Vì thế, chị em phụ nữ nên dùng yến sào để ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, ngăn ngừa mụn, tàn nhang,... giúp da săn chắc hơn.

2.6. Tác dụng tăng cường sinh lý của yến sào

Như đã nói, yến sào giàu acid amin và các khoáng chất thiết yếu, quan trọng trong hỗ trợ tăng cường nội tiết tố trong cơ thể. Nhờ đó, sử dụng yến sào sẽ giúp tăng cường sinh lý hiệu quả cho cả 2 phái. Không những vậy, ăn tổ yến còn giúp tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho cơ thể.

2.7. Công dụng của yến sào với người già

Yến sào là một trong những thực phẩm không thể bỏ qua với những người cao tuổi. Yến sào không những giúp người cao tuổi tăng khả năng đề kháng mà còn giúp ngăn ngừa căn bệnh thoái hóa khớp.

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng một trong những phương pháp ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả chính là bổ sung glucosamine. Yến sào là thực phẩm có chứa glucosamine. Trong trường hợp người cao tuổi bị thoái hóa khớp, glucosamine sẽ giúp phục hồi sụn bao khớp.

Không những vậy, trong yến sào còn chứa canxi, acid syalic và tyrosine giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương, ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả.

2.8. Tác dụng của yến sào với hệ thần kinh

Các vi chất dinh dưỡng có trong yến sào như Mn, Cu, Zn, Br  có tác dụng ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ. Vì thế, sử dụng yến sào đúng cách sẽ giúp bồi bổ trí não, ổn định tinh thần.

Khi kết hợp yến sào cùng với hạt sen, tác dụng tăng cường trí nhớ, giảm chứng mất ngủ càng đem lại hiệu quả.

2.9. Công dụng của yến sào với bà bầu

Phụ nữ mang thai có nên ăn yến sào không là thắc mắc của rất nhiều người. Câu trả lời cho câu hỏi này là có, những bà bầu ăn yến sào sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người phụ nữ mang thai ăn yến sào, cơ thể sẽ phục hồi nhanh hơn sau khi sinh, đồng thời giảm chứng rụng tóc và sinh ra những đứa trẻ có làn da khỏe mạnh. Vì vậy, phụ nữ có thể ăn yến sào để có thêm năng lượng, ngủ ngon hơn và cảm giác tràn đầy sức sống để tăng cường sức khỏe sau sinh.

Không những vậy, collagen tự nhiên có trong yến sào giúp gia tăng sự đàn hồi của da, chống rạn da  hiệu quả. Những khoáng chất có trong loại thực phẩm này còn giúp tăng khả năng đề kháng, chống lại việc nhiễm khuẩn thai kỳ cho cả mẹ lẫn con; giúp bình ổn tinh thần, giảm thiếu áp lực thai nghén; giảm thiếu tần suất nhức mỏi trong suốt thai kỳ cho người phụ nữ.

3. Sử dụng yến sào đúng cách

3.1. Những ai không nên ăn yến sào?

Dù là thực phẩm có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được yến sào. Dưới đây là những đối tượng không nên ăn yến sào:

- Người bị cảm mạo phong hàn, phế vị hư hàn, đàm thấp.

- Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng.

- Trẻ sơ sinh.

- Những người bị tiểu đường, viêm tụy.

3.2. Lưu ý khi chế biến yến sào

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết để giữ được tốt nhất các hàm lượng chất dinh dưỡng có trong yến sào, chúng ta nên chế biến yến sào ở nhiệt độ vừa phải, không để sôi trên 100 độ C. Phương pháp chế biến tổ yến tốt nhất là hấp, không nấu trực tiếp. Khi chế biến, không nên cho đường quá nhiều vì hàm lượng đường càng nhiều sẽ càng làm giảm tác dụng hỗ trợ tích cực của yến sào.

3.3. Ăn yến sào khi nào là tốt nhất?

Theo các nghiên cứu, thời điểm tốt nhất để ăn yến sào là khi bụng đang rỗng. Theo đó, bạn có thể ăn yến sào vào buổi sáng mới thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. 

Ngoài ra,giữa hai bữa ăn chính, khi bụng còn rỗng, bạn cũng có thể ăn yến sào để bổ sung thêm dinh dưỡng. 

3.4. Ăn yến sào bao nhiêu là tốt nhất?

Dù yến sào rất tốt cho cơ thể nhưng không phải càng ăn nhiều càng tốt. Theo các chuyên gia, kể cả đang ốm đau, mệt mỏi, bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều yến sào.

Tùy từng độ tuổi nhất định, liều lượng dùng yến sào cũng khác nhau, Cụ thể:

- Trẻ em từ 1 – 12 tuổi: chỉ nên ăn 3g yến sào khô/lần.

- Trẻ vị thành niên và người lớn: ăn khoảng 5g – 10g yến sào khô/lần.

Trên đây là những thông tin về công dụng của yến sào đối với sức khỏe cũng như những lưu ý khi dùng yến sào. Để phát huy tối đa hiệu quả của yến sào, bạn cần lưu ý về cách chế biến cũng như liều lượng dùng yến sào cho khoa học. Có như vậy, yến sào mới trở thành "thuốc tiên", giúp bạn tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật. 

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ