Ăn uống thiếu chất sẽ khiến bạn già hơn tuổi, đau đầu, chóng mặt, chân tay bong tróc, dễ bị cảm lạnh và nhiều dấu hiệu khác. Đây là gợi ý cách khắc phục bạn cần thực hiện ngay.
Một cơ thể khỏe mạnh là nền tảng của một cuộc sống hạnh phúc, người ta thường nói thuốc bổ không bằng thực phẩm bổ, ăn uống đúng cách mới có thể mang lại cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự sống.
Tuy nhiên, thói quen ăn uống thiếu chất, thiếu lành mạnh, thiếu cân bằng sẽ dễ dẫn đến việc dung nạp dinh dưỡng đơn lẻ, khiến cơ thể thiếu một loại dinh dưỡng nào đó, từ đó khiến cơ thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau.
Các triệu chứng của cơ thể khi bị thiếu dinh dưỡng
1. Giảm khả năng miễn dịch
Khi cơ thể thiếu muối vô cơ, vitamin C, đạm chất lượng cao sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, khiến người bệnh bị cảm lạnh liên tục hoặc dễ bị cảm cúm, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
Những người có dấu hiệu như vậy có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày bằng cách hấp thụ protein chất lượng cao từ sữa đậu nành, thịt nạc, cá và trứng; ăn nhiều trái cây và rau có chứa sắt, kẽm và vitamin như giá đỗ, trái cây họ cam quýt và cà chua.
2. Da tay chân bong tróc
Tay chân bị bong tróc là biểu hiện của tình trạng thiếu vitamin A. Vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo có thể thúc đẩy sự trao đổi chất của lớp sừng trên da và duy trì sự khỏe mạnh của bề mặt da.
Tuy nhiên, thiếu vitamin A dễ khiến da bị bong tróc, sần sùi, thường xuất hiện ở những người hay làm việc căng thẳng, sử dụng máy tính trong thời gian dài.
Do đó, bạn nên ăn nhiều nội tạng động vật có chứa vitamin A, cà rốt, lòng đỏ trứng, hoặc sữa.
3. Chóng mặt và thiếu máu
Cơ thể thiếu sắt sẽ làm cho quá trình chuyển hóa oxy trong máu bị suy giảm, gây đau đầu, chóng mặt, thiếu máu, kém tập trung, da xanh xao, những người này có thể bị chóng mặt khi đứng dậy đột ngột.
Thông thường, nếu rơi vào tình trạng này, bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa sắt như nấm đen, huyết động vật, nội tạng động vật và các loại thịt đỏ.
4. Loét miệng tái phát
Rối loạn nội tiết tổng quát, không chú ý vệ sinh răng miệng, tinh thần căng thẳng quá mức dễ gây loét miệng, để loại trừ các yếu tố trên cần đề phòng thiếu vitamin B, nhất là thiếu vitamin B2.
Những người có triệu chứng như vậy nên ăn những thực phẩm giàu Vitamin B2 và các loại thực phẩm có tác dụng bổ tỳ vị và giảm đau, chẳng hạn như bí ngô, đậu nành hoặc cà rốt.
5. Tay chân lạnh
Chất Selenium trong thực phẩm có thể điều chỉnh chức năng tuyến giáp, và thyroxine được tiết ra có thể điều chỉnh sự trao đổi chất và tuần hoàn máu.
Người nào bị thiếu selen ở mức độ nhẹ sẽ làm chậm lưu thông máu và gây ra các triệu chứng lạnh tay chân.
Người bị thiếu selen nặng sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, giảm thị lực, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư. Vì vậy, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu selen, chẳng hạn như nấm, tỏi và động vật có vỏ.
6. Thường xuyên bị chảy máu cam
Việc chảy máu cam luôn liên quan đến việc cơ thể thiếu vitamin K khiến cho quá trình đông máu bị rối loạn và dễ chảy máu.
Chế độ ăn của những người này nên thay đổi theo hướng ăn nhiều cải bó xôi hoặc bắp cải có chứa vitamin K.
Người bị rối loạn đông máu nên ăn nhiều thức ăn lên men như natto (đậu lên men) hoặc sữa chua.
Những người bị chảy máu cam nặng cần chọn bệnh viện có chuyên môn để được khám và điều trị toàn diện.
7, Suy giảm trí nhớ
Não tiêu thụ 20% năng lượng cơ thể con người tiêu thụ. Nếu gần đây bạn bị suy giảm trí nhớ và phản ứng chậm, bạn cần cảnh giác với tình trạng suy dinh dưỡng.
Bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrate, chẳng hạn như khoai tây, ngũ cốc và khoai lang, cũng như trứng, đậu, dầu cá và quả óc chó, có chứa axit béo omega 3 và choline, có thể nuôi dưỡng các tế bào não.
8. Trông già hơn người cùng tuổi
Nếu so sánh với những người cùng độ tuổi và giới tính, bạn có nếp nhăn sâu hơn và da lỏng lẻo hơn, cho thấy cơ thể đang thiếu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như flavonoid, vitamin và caroten.
Những người có các triệu chứng như vậy nên ăn nhiều cà chua, bông cải xanh, cà rốt, việt quất hoặc chà là tươi,… vừa làm tốt việc chống nắng, vừa cung cấp nước cho cơ thể.
Lời khuyên thêm:
Bạn có thể so sánh xem mình có thiếu các chất dinh dưỡng trên hay không. Nếu cảm thấy có các triệu chứng trên thì thường ngày cần chú ý ăn uống toàn diện và cân đối, không kén ăn và ăn kiêng phiến diện.
Ngoài ra, hãy tham gia các môn vận động, thực hiện các bài tập thể dục thể thao nhiều hơn, từ đó có thể thúc đẩy cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ chất cho cơ thể thì các triệu chứng trên sẽ dần dần biến mất.
(Sưu tầm)