Bác sĩ Nguyễn Duy Đạt, Trưởng khoa Ngoại - Gây mê, ngày 9/4 cho biết sau khi xử trí vết thương do súng bắn, kíp cấp cứu đã mổ lấy ra 7 viên sỏi bàng quang "to như quả trứng gà", đường kính khoảng 4 cm.
Sau hai tuần điều trị, sức khỏe bệnh nhân ổn định, hết đau bụng.
Theo bác sĩ Đạt, thông thường sỏi bàng quang nhỏ có thể xử trí bằng cách tán ngoài cơ thể, bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh, chi phí điều trị ít, không để lại sẹo. Với bệnh nhân này, sỏi kích thước lớn, số lượng nhiều, buộc phải trải qua ca mổ hở để lấy sỏi.
Nguyên nhân gây sỏi bàng quang chủ yếu do nhịn tiểu, ít uống nước. Một số trường hợp bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, nhiễm trùng vùng sinh dục tái phát, chế độ ăn uống chưa khoa học, đã từng trải qua phẫu thuật hoặc sử dụng một số loại thuốc có nguy cơ cao bị sỏi thận...
Triệu chứng thường gặp là đau lưng, đau vùng mạn sườn, có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi. Đau khi đi tiểu, thậm chí đau buốt, tiểu ra máu, tiểu rắt, tiểu són. Cảm giác buồn nôn và nôn hoặc sốt và ớn lạnh.
Sỏi thận diễn biến âm thầm, người bệnh có thể không nhận ra cho tới khi đi khám. Nếu không được phát hiện dễ dẫn tới biến chứng suy thận.
Để phòng ngừa sỏi bàng quang, cần uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, tránh nhịn tiểu làm ứ đọng nước tiểu lâu ngày. Vận động đều đặn như tập thể dục, đi bộ, bơi..., tránh ngồi hoặc nằm một chỗ thời gian kéo dài. Duy trì chế độ sinh hoạt phù hợp, tránh ăn thức ăn nhiều canxi, giảm sự tích tụ hình thành sỏi.
Sau mổ lấy sỏi, kiểm tra định kỳ 3 đến 6 tháng một lần để tầm soát, phát hiện sớm sỏi mới.
(Sưu tầm)