3 CHI SO DO HUYET AP ( MAY DO DIEN TU)

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Sức Khoẻ Là Vàng»3 CHI SO DO HUYET AP ( MAY DO DIEN TU)

3 CHI SO DO HUYET AP ( MAY DO DIEN TU)

3 chỉ số trên máy đo huyết áp phản ánh tình trạng sức khỏe tim mạch bao gồm: huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim. Hiểu rõ ý nghĩa của ba chỉ số này giúp mỗi người chủ động hơn trong việc theo dõi huyết áp, nhịp tim và bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn.

Các chỉ số trên máy đo huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Khi tim co bóp, áp lực được tạo ra đẩy máu chứa oxy và dưỡng chất đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng các cơ quan. Mỗi nhịp tim tạo một chu trình với giai đoạn tâm thu (tim co bóp) và tâm trương (tim thư giãn). Huyết áp và sức khỏe tim mạch phụ thuộc vào sự cân bằng giữa sức co bóp của tim, độ đàn hồi hệ thống mạch máu và thể tích nhát bóp.

Khi đo huyết áp, sẽ có 3 số được hiển thị trên máy đo, mỗi số đại diện cho một loại áp lực khác nhau trong chu kỳ tim đập bao gồm: số lớn ở trên là huyết áp tâm thu, số nhỏ ở giữa là huyết áp tâm trương và số ở dưới cùng là nhịp tim.

Đơn vị đo huyết áp thường được sử dụng là mmHg (mi-li-mét thủy ngân). Theo dõi các chỉ số trên máy đo huyết áp giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tim mạch của bệnh nhân và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường liên quan đến huyết áp.

3 chỉ số trên máy đo huyết áp cơ bản

Máy đo huyết áp hiển thị ba chỉ số quan trọng giúp đánh giá sức khỏe tim mạch, bao gồm: (1)

  • Huyết áp tâm thu (số cao ở trên) là áp lực của máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp, đẩy máu vào hệ thống mạch máu;
  • Huyết áp tâm trương (số thấp ở dưới) là áp lực máu khi tim giãn ra để đón nhận máu trở về, đại diện cho áp lực nền trong hệ thống mạch máu khi tim không co bóp;
  • Nhịp tim (số ở dưới cùng) thể hiện số lần tim đập trong một phút, giúp đánh giá hiệu quả bơm máu và phát hiện các rối loạn nhịp tim tiềm ẩn.

Khi đo huyết áp, ba chỉ số này được hiển thị dưới dạng: huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương, nhịp tim. Ví dụ kết quả huyết áp đo được là 120/80, 72, có nghĩa huyết áp tâm thu là 120 mmHg, huyết áp tâm trương là 80 mmHg và số nhịp tim là 72 nhịp/phút.

Ý nghĩa của các chỉ số trên máy đo huyết áp

Các chỉ số hiển thị trên máy đo huyết áp có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tim mạch. Vì vậy, hiểu rõ ý nghĩa của từng chỉ số sẽ giúp mỗi người chủ động theo dõi và bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn. (2)

1. Huyết áp tâm thu (SYS – Systolic Pressure)

Huyết áp tâm thu phản ánh áp lực máu tác động lên thành động mạch trong giai đoạn tim co bóp, đẩy máu vào hệ tuần hoàn, là số lớn nhất được hiển thị ở trên cùng. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các mức chỉ số huyết áp tâm thu là:

Mức huyết áp tâm thu

Phạm vi huyết áp

< 90 mmHg

Huyết áp thấp

115-120 mmHg

Bình thường

120-139 mmHg

Tiền tăng huyết áp

140-159 mmHg

Tăng huyết áp độ 1

>= 160 mmHg

Tăng huyết áp độ 2

Chỉ số huyết áp tâm thu cao kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim và có thể dẫn đến tổn thương thận do áp lực máu cao gây hại cho hệ mạch máu và cơ quan nội tạng.

2. Huyết áp tâm trương (DIA – Diastolic Pressure)

Huyết áp tâm trương là áp lực máu trong động mạch khi tim giãn ra và nghỉ ngơi giữa các nhịp đập.

Mức huyết áp tâm trương

Phạm vi huyết áp

< 60 mmHg

Huyết áp thấp

75-80 mmHg

Bình thường

80-89 mmHg

Tiền tăng huyết áp

90-99 mmHg

Tăng huyết áp độ 1

>= 100 mmHg

Tăng huyết áp độ 2

Chỉ số huyết áp tâm trương cao kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng tim mạch mạn tính như xơ vữa động mạch, phì đại thất trái, suy thận mạn tính và có thể dẫn đến suy giảm nhận thức ở người cao tuổi.

3. Nhịp tim (PULSE – Heart Rate)

Nhịp tim là số lần tim đập trong một phút, phản ánh khả năng bơm máu và cung cấp oxy cho các mô trong cơ thể. Nhịp tim bình thường ở người trưởng thành khi nghỉ ngơi thường dao động từ 60-100 nhịp/phút; nhịp tim dưới 60 nhịp/phút được gọi là nhịp chậm và trên 100 nhịp/phút được gọi là nhịp nhanh.

Nhịp tim lúc nghỉ thấp từ 40-60 nhịp/phút thường gặp ở các vận động viên chuyên nghiệp và người tập thể dục thường xuyên. Nhịp tim nhanh kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe như cường giáp, thiếu máu, rối loạn lo âu, bệnh tim mạch hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc và chất kích thích. (3)

Vì sao 3 chỉ số trên máy đo huyết áp quan trọng?

Ba chỉ số trên máy đo huyết áp gồm huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim phản ánh tình trạng sức khỏe tim mạch của người được đo. Thông qua 3 chỉ số này, bác sĩ có thể đánh giá chung về sức khỏe của hệ tim mạch, giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như tăng huyết áp, đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Đồng thời, theo dõi các chỉ số trên máy đo huyết áp thường xuyên cũng giúp bác sĩ đánh giá được hiệu quả của các phương pháp điều trị đang được áp dụng.

Phát hiện sớm sự thay đổi bất thường của một trong ba chỉ số trên máy đo huyết áp, có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn hoặc nguy cơ có biến chứng. Từ đó, bác sĩ tại BVĐK Tâm Anh sớm có biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời ngăn ngừa biến chứng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến 3 chỉ số trên máy đo huyết áp

Các chỉ số huyết áp và nhịp tim không phải lúc nào cũng cố định mà liên tục thay đổi dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: (4)

  • Chế độ ăn uống nhiều muối, chất béo bão hòa và thức ăn chế biến sẵn có thể làm tăng các chỉ số huyết áp, đặc biệt là huyết áp tâm thu do tăng thể tích tuần hoàn và co mạch ngoại vi;
  • Thói quen ít vận động khiến tim hoạt động kém hiệu quả, làm tăng nhịp tim khi nghỉ ngơi và dần dần góp phần làm tăng huyết áp;
  • Căng thẳng, lo âu kéo dài kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm tăng nhịp tim và co thắt mạch máu, dẫn đến tăng cả ba chỉ số trên máy đo huyết áp;
  • Thường xuyên thức khuya, chất lượng giấc ngủ kém làm rối loạn nhịp sinh học và điều hòa thần kinh tự chủ, ảnh hưởng tiêu cực đến cả ba chỉ số trên máy đo huyết áp, đặc biệt là nhịp tim;
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm làm tăng nguy cơ gặp các bất thường về huyết áp;
  • Thành mạch máu ở người cao tuổi bị giảm độ đàn hồi và tăng sức cản ngoại biên, dễ dẫn đến tăng huyết áp tâm thu;
  • Tác dụng phụ một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid, thuốc cảm lạnh, thuốc tránh thai có thể làm thay đổi kết quả cả ba chỉ số trên máy đo huyết áp;
  • Lạm dụng các chất kích thích như caffeine, rượu, thuốc lá làm tăng nhịp tim và huyết áp tạm thời;
  • Thời tiết, nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến các chỉ số này, khi thời tiết lạnh gây co mạch ngoại biên và tăng huyết áp, trong khi thời tiết nóng có thể gây giãn mạch và hạ huyết áp;
  • Thời điểm đo huyết áp trong ngày khác nhau có thể cho ra các kết quả không giống nhau, huyết áp thường cao hơn vào buổi sáng và thấp hơn vào ban đêm khi ngủ. Vì vậy, khi cần theo dõi huyết áp và nhịp tim thường xuyên, nên thực hiện đo trong một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để có đánh giá chính xác hơn.

Lưu ý 3 thông số khi sử dụng máy đo huyết áp

Để đảm bảo kết quả đo huyết áp chính xác, người đo cần lưu ý:

  • Vòng bít phải có kích thước phù hợp với cánh tay, không quá rộng hoặc quá chật;
  • Tư thế đo chuẩn yêu cầu ngồi thẳng lưng, bàn chân đặt phẳng trên sàn, cánh tay đặt ngang tim và không nói chuyện trong quá trình đo;
  • Thời điểm đo lý tưởng là sau khi nghỉ ngơi ít nhất 5 phút, vào buổi sáng sau khi thức dậy, tránh đo ngay sau khi vận động, ăn uống, hút thuốc hoặc uống đồ uống có chứa cafein;
  • Nên đo hai lần mỗi ngày (sáng và tối) cho người đã được chẩn đoán tăng huyết áp, mỗi lần đo 2-3 lần cách nhau 1-2 phút và lấy giá trị trung bình;
  • Nếu sau khi đo nhận thấy 1 trong 3 chỉ số trên máy đo huyết áp bất thường hoặc có kèm theo dấu hiệu khác, nên đến bệnh viện để thăm khám, được đo huyết áp lại chính xác và làm các chẩn đoán cận lâm sàng khác nếu cần.

(Suu tam)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ