Thu nhập 15 triệu đồng/tháng, tôi vẫn tiết kiệm được 100 triệu/năm nhờ 8 bước đơn giản

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Đọc sách hay»Thu nhập 15 triệu đồng/tháng, tôi vẫn tiết kiệm được 100 triệu/năm nhờ 8 bước đơn giản

Thu nhập 15 triệu đồng/tháng, tôi vẫn tiết kiệm được 100 triệu/năm nhờ 8 bước đơn giản

Phần khó nhất của việc tiết kiệm là bắt đầu tiết kiệm. Đi qua được bước 1 này, các bước sau trở nên dễ dàng hơn, và việc có được món tiền ra tấm ra món sẽ nằm trong tầm tay. 

 

Có quá nhiều phương pháp tiết kiệm tiền và quản lý tài chính khiến người đọc bối rối và không biết bắt đầu từ đâu.

Vì vậy bài viết này ra đời nhằm giúp bạn bắt đầu từng bước tiết kiệm tiền tốt nhất cho mình, để với mức thu nhập khoảng 15 triệu/tháng, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm được 100 triệu trong một năm.

1. Dù bạn chi tiêu gì, hãy viết tất cả ra giấy

Bước đầu tiên để tiết kiệm tiền là ghi chép lại tất cả các khoản chi tiêu của bạn. Bạn có thể học hỏi phương pháp ghi chép kakeibo của người Nhật Bản. 

1. Trước hết, bạn ghi lại thu nhập cá nhân và những khoản chi tiêu cố định mà chắc chắn bạn phải thanh toán (tiền thuê nhà, tiền điện, nước, cước Internet…). Điều này sẽ giúp bạn biết được số tiền mình có thể chi tiêu trong tháng này.

2. Xác định số tiền bạn muốn để dành trong tháng và cất riêng khoản này. Hãy cố gắng không động vào số tiền này khi chi tiêu trong những tuần tiếp theo.

3. Trong những trang tiếp theo của cuốn sổ, hãy ghi lại những chi tiêu của bạn theo bốn phân loại:

- Nhu cầu thiết yếu: những chi tiêu dành cho thực phẩm, dược phẩm, di chuyển, con trẻ,… 

-  Có thể lựa chọn: những chi tiêu dành cho đi cà phê, nhà hàng, mua đồ ăn sẵn, mua sắm,... 

- Văn hóa tinh thần: sách, âm nhạc, các buổi biểu diễn, xem phim, tạp chí,... 

- Khoản chi tiêu ngoài dự kiến: quà tặng, hiếu hỉ, sửa chữa nhà cửa,...

4. Xây dựng "cam kết" tài chính của tháng. Ví dụ như giảm hoặc cắt nhu cầu mua sắm xa xỉ trong tháng, tìm một cửa hàng cung cấp gas rẻ hơn.

5. Vào cuối mỗi tháng, hãy bình tĩnh xem xét trận chiến giữa "con lợn tiết kiệm" và "con sói chi tiêu" của bạn. Hãy chịu khó so sánh số tiền ban đầu bạn định chi tiêu và những gì đã thực sự chi. Sự chênh lệch này chính là số tiền bạn tiết kiệm thêm được cho tháng đó.

Còn nếu đơn giản hơn, bạn có thể tham khảo ứng dụng MoneyLover.

2. Lập kế hoạch chi tiêu của tháng tới

Sau khi dành tháng đầu tiên để ghi lại các khoản chi tiêu, đã đến lúc bạn phải ngồi xuống và lập kế hoạch cho tháng tiếp theo một cách hợp lý.

Kế hoạch nên thực tế và dựa trên chi tiêu của tháng trước, đề xuất mức giảm. Ví dụ, tháng này bạn uống trà sữa hết 500 ngàn đồng, thì tháng sau cắt giảm xuống một chút, 300 ngàn đồng... 

3. Lên kế hoạch tiết kiệm tiền

Khi đã có kế hoạch chi tiêu, bạn nên bắt đầu lập kế hoạch cho bản thân.

Ví dụ, từ tháng sau, mỗi khi kiếm được một khoản, bạn nên gửi tiết kiệm khoảng 10-15%.

Nếu bạn thấy mình đã tiêu quá nhiều và không có gì để tiết kiệm, đã đến lúc bạn nên ngồi lại và cắt giảm chi tiêu của mình.

Ví dụ, hút thuốc ít hơn, đi xem phim ít hơn, ăn ngoài ít hơn, v.v. 

4. Có mục đích tiết kiệm rõ ràng

Cách tốt nhất để tiết kiệm tiền là đặt mục tiêu rõ ràng.

Bắt đầu bằng cách suy nghĩ về những gì bạn muốn tiết kiệm - một kỳ nghỉ hoặc mua một chiếc ô tô mới - sau đó tính xem bạn cần tiết kiệm bao lâu để đạt được điều đó.

Một số ví dụ về mục tiêu tiết kiệm là:

Ngắn hạn (1-3 năm) Quỹ khẩn cấp (3-9 tháng lương) Bạn định đi chơi ở đâu? Mua một mặt hàng điện tử Dài hạn (4 năm trở lên) Tiền hưu trí Tiền học cho con Tiền mua nhà...

5. Xác định những gì bạn ưu tiên

Khi đặt mục tiêu, hãy nắm chắc mục tiêu dài hạn, đừng để mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn chồng chéo lên nhau.

Bạn phải xem giữa các mục tiêu đó, mục tiêu nào có thứ tự ưu tiên cao hơn.

6. Chọn công cụ phù hợp

Nếu bạn đang tiết kiệm ngắn hạn, đây là một số cách để thực hiện:

Mở sổ tiết kiệm ngắn hạn khoảng 1-3-6 tháng ở bất kỳ ngân hàng nào hoặc bỏ heo đất.

Nếu bạn đang tiết kiệm dài hạn, bạn nên nghiên cứu: Các chương trình giúp bạn đầu tư để giúp kiếm tiền. Tiền nằm im sẽ mất giá. 

7. Chọn chế độ tiết kiệm tự động

Bạn có thể đến ngân hàng và đăng ký gửi tiết kiệm tự động tại ngân hàng.

Mỗi khi bạn nhận được lương, ngân hàng sẽ tự động chuyển một ít vào quỹ tiết kiệm, giúp bạn đỡ phải suy nghĩ nhiều.

8. Xem việc tiết kiệm tiền có đang tiến triển không

Hàng tháng bạn phải xem lại xem mình đã tiết kiệm đúng tiến độ chưa.

Kiểm điểm giúp bạn giám sát bản thân tốt hơn và sửa sai nếu bạn làm sai.

Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn bắt đầu tiết kiệm tiền cho chính mình.

Chúc may mắn với khoản tiết kiệm của bạn. 

 

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ