Sau 50 tuổi, cơ thể bắt đầu lão hóa nhanh: Áp dụng định luật 80/20 để thế giới này quan trọng hơn kiếm tiền, đó là sống hạnh phúc!

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Đọc sách hay»Sau 50 tuổi, cơ thể bắt đầu lão hóa nhanh: Áp dụng định luật 80/20 để thế giới này quan trọng hơn kiếm tiền, đó là sống hạnh phúc!

Sau 50 tuổi, cơ thể bắt đầu lão hóa nhanh: Áp dụng định luật 80/20 để thế giới này quan trọng hơn kiếm tiền, đó là sống hạnh phúc!

Sống lâu và khỏe mạnh là điều mà ai cũng mong muốn, nhưng cách để đẩy lùi bệnh tật, gia tăng tuổi thọ thì không phải ai cũng biết.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người. Trong đó, 20% là các nhân tố bên trong như chủng tộc, giới tính, gen,... 80% là do các yếu tố bên ngoài như thói quen, ăn uống, tính cách,...

Tuổi thọ của con người có 80% phụ thuộc vào chính bản thân người đó quyết định. Hãy áp dụng ngay quy tắc 2-8 để phát huy 80% này theo cách tốt nhất để bảo vệ cuộc sống của mình.

1. Ăn uống: 2 phần "tinh", 8 phần thô

Thực phẩm được chế biến cầu kỳ có hàm lượng dinh dưỡng và chất béo cao, nhưng lại không đủ chất xơ, chứa nhiều đường, có thể gây ảnh hưởng tới lượng đường trong máu và mức độ chất béo trung tính. Các thức ăn được chế biến quá "tinh" khiến hương vị và các chất dinh dưỡng ban đầu mất đi, hoặc khiến hệ tiêu hóa của con người không thể hấp thụ bình thường, ví dụ như bánh quy, bánh ngọt, đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh,...

Chế độ ăn uống dùng thực phẩm thô, thường được gọi là chế độ ăn uống thực phẩm không qua chế biến hoặc chế độ thuần chay với thực phẩm sống, bao gồm thực phẩm nguyên chất hoặc hoàn toàn chưa được chế biến. Một loại thức ăn được coi là thô nếu nó chưa bao giờ được đun nóng trên 104-118°F (40-48°C).

Là một phần được sử dụng nhiều trong chế độ ăn uống của xã hội hiện đại ngày nay, nhưng thực phẩm chế biến cầu kỳ là tác nhân lớn dẫn đến các "bệnh nhà giàu" như đường trong máu cao, béo phì, các vấn đề về sức khỏe tim mạch... Loại thực phẩm này chứa lượng carbohydrate cao, không cung cấp đủ chất xơ nên đây không phải lựa chọn hàng đầu cho một chế độ ăn uống lành mạnh.

Thay và đó, thực phẩm thô có thể cung cấp lượng dinh dưỡng phong phú, đồng thời rất giàu chất xơ và rất tốt cho nhu động ruột. Yến mạch, kiều mạch, đậu nành và các loại thực phẩm thô khác khác có thể giúp kiểm soát và giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, đồng thời giúp răng chắc khỏe hơn.

2. Trang phục: 2 phần lạnh, 8 phần ấm

Những người thường mặc phong phanh trong mùa đông bị nhiễm lạnh, dễ bị cảm, lạnh chân tay, viêm phế quản, viêm mũi,... Tuy nhiên, bạn cũng không nên mặc quá nhiều quần áo và mặc quá dày. Quần áo quá dày và nặng sẽ khiến cơ thể khó tản nhiệt, một khi nhiệt độ cơ thể thay đổi sẽ rất dễ cảm lạnh.

Bên cạnh đó, mặc quá nhiều quần áo còn khiến mồ hôi tiết ra nhiều khi vận động. Giữ ấm cơ thể quá mức còn làm giảm khả năng chịu lạnh, từ đó khả năng miễn dịch cũng giảm và dễ bị ốm. Khí lạnh có thể kích thích cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường khả năng chống lạnh, có lợi cho lưu thông máu tới các cơ quan nội tạng.

Vì vậy, quy tắc khi mặc quần áo là chỉ giữ ấm 80%.

3. Bệnh tật: 2 phần chữa, 8 phần phòng

Hầu hết mọi người đều có bệnh mới bắt đầu cuống cuồng đi chữa chạy, thậm chí còn dốc hết cả tiền của chỉ để chữa khỏi bệnh. Nhưng trên thực tế, một khi đã mắc bệnh, dù có chữa khỏi thì cơ thể cũng đã chịu tổn thương, không thể khỏe mạnh như trước được. Bởi vậy các cụ có câu: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh".

Phòng bệnh một mặt là ngăn không cho cơ thể mắc bệnh, một mặt là dù đã mắc bệnh nhưng ngăn không để xảy ra các chuyển biến xấu và các biến chứng.

4. Ăn uống: 2 phần đói, 8 phần no

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện: Để cơ thể hơi đói sẽ giúp phòng ngừa một số bệnh thường gặp, thậm chí có thể kéo dài tuổi thọ. Thông qua các nghiên cứu trên loài chuột, các nhà khoa học nhận thấy những con chuột chỉ được ăn gần no có thể trạng tốt hơn những con ăn no rất nhiều. Tim của chúng khỏe hơn và khả năng miễn dịch cũng tốt hơn.

Các nghiên cứu về bệnh lý trên thế giới cũng phát hiện, thường xuyên ăn no sẽ làm tăng gánh nặng cho ruột và dạ dày, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh Alzheimer, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác.

Vì vậy, muốn khỏe mạnh và trường thọ, khi ăn chỉ nên ăn no 80%. Khi cảm thấy hơi đói bụng, hãy ăn ngay chút đồ ăn, đừng để đến khi bụng sôi cồn cào mới ăn vì khi đó rất dễ ăn nhiều hơn để thỏa mãn cơn đói. Khi ăn, chỉ cần cảm thấy no là phải bỏ đũa xuống ngay lập tức, như vậy sẽ không bị no quá.

5. Tâm trạng: 2 phần nặng, 8 phần nhẹ

Tinh thần có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí sức ảnh hưởng của nó còn lớn hơn cả thói quen sống. Có một tình trạng mà ai cũng từng trải qua: khi cơ thể không thoải mái hoặc đang ốm, những thay đổi về cảm xúc sẽ càng rõ ràng hơn: dễ dàng nóng nảy, tức giận, lo lắng bất an. 

Ngược lại, khi trạng thái cảm xúc không tốt, cơ thể cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, nghiêm trọng thì có thể dẫn đến chán ăn, đau đầu chóng mặt, tim đập nhanh,... Đây đều là những tác động của tâm trạng lên sức khỏe thể chất.

Nếu nhìn mọi sự vật, sự việc bằng thái độ nhẹ nhàng, 2 phần nặng 8 phần nhẹ, làm chủ được cảm xúc thì sẽ xua tan được rất nhiều phiền não, giúp tâm trạng trở nên tích cực, vui vẻ. 

 

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ