9 lối tư duy giúp bạn tránh đi đường vòng, lãng phí thời gian, đường tới thành công theo đó mà nhanh chóng, thuận lợi hơn.
1. Tư duy thuyết phục
Tục ngữ có câu "quân tử động khẩu không động thủ", nếu thật là vậy thì Quỷ Cốc Tử đúng là một chân quân tử thực thụ nhất rồi. Bởi vì chủ trương của ông là "nói người, nói nhà, nói quốc gia và thiên hạ", Quỷ Cốc Tử có thể dàn xếp ổn thỏa mọi việc bằng miệng mà không cần động chút tay chân nào. Vì thuyết phục là phương pháp ít tốn kém, ít rủi ro nhất mà hiệu quả mang đến lại cao nhất.
Theo quan điểm của Quỷ Cốc Tử, mục đích của việc nói chuyện không phải chỉ là để trò chuyện, mà là để moi tin từ lời nói của người khác. Muốn nói giỏi, trước hết bạn phải học cách lắng nghe. Tại sao phải học nghe? Vì thứ mà Quỷ Cốc Tử chủ trương là thuyết phục chứ không phải tranh luận. Chúng ta có thể hiểu một cách khái quát rằng mục đích của thuyết phục là để có thêm một người bạn, còn tranh luận thường là thêm một kẻ thù.
Mục đích của giao tiếp không phải để tranh luận đúng hay sai mà là để thuyết phục đối phương, đồng thời giúp mình có thêm một người bạn, bạn nhiều thì đường đi ắt cũng sẽ rộng hơn.
2. Tư duy liên minh
Một sợi tơ thì không thể đan thành vải, một cái cây thì không thể biến thành rừng, con người là cá thể mang thuộc tính xã hội nên phải có tinh thần liên minh, đặc biệt ở môi trường công sở thì lại càng nắm rõ tư duy liên minh này. Một người muốn leo lên vị trí cao, cần phải thỏa mãn được 2 điều kiện, 1 là có người ở trên kéo, 2 là có người ở dưới đẩy. Nếu chỉ có người kéo bạn, hoặc chỉ có người đẩy bạn, thì xác suất bạn leo lên được chỉ là 50%. Còn nếu không có ai kéo hay đẩy bạn, thì xác suất leo lên được của bạn hầu như sẽ là 0%.
Người kéo bạn là thủ lĩnh của bạn, hậu phương của bạn. Người đẩy bạn là cấp dưới hoặc đồng nghiệp của bạn, là chỗ dựa của bạn, tất cả những thứ này chính là liên minh.
Tục ngữ có câu "nhà ở ven hồ hưởng trước ánh trăng", nếu có quan hệ thân thiết với cấp trên thì ngày thăng quan tiến chức của bạn chắc chắn không còn xa. Không thể phủ nhận rằng năng lực là quan trọng, nhưng các mối quan hệ cũng quan trọng không kém. Thế phải làm cách nào mới có thể kéo gần mối quan hệ với cấp trên? Tất nhiên, chiến lược của Quỷ Cốc Tử không chỉ là dựa vào những lời tâng bốc mà còn phải dựa vào những lời khuyên và góp ý hữu dụng nữa. Có nghĩa là nói những gì cấp trên thích nghe và cung cấp cho họ chiến lược tốt để giải quyết vấn đề. Đường đua khác nhau thường quyết định cuộc đời khác nhau, vì vậy có câu "lựa chọn quan trọng hơn cố gắng". Trong cuộc sống, rốt cục là lựa chọn cố gắng hay cố gắng để lựa chọn? Tôi e rằng ưu tiên hàng đầu là phải cố gắng chọn cho mình một đường đua thích hợp. Khi đã biết rõ mục tiêu của bản thân, biết rõ bản thân muốn điều gì và nên đi đâu, thì đồng nghĩa là bạn đã giành được 50% chiến thắng. Có một câu ngạn ngữ như thế này: "Một con tàu không có phương hướng thì dù đi về hướng nào cũng sẽ là chiều ngược gió mà thôi." Quỷ Cốc Tử cho rằng, muốn nói, trước tiên hãy im lặng. Muốn phát biểu thì trước tiên hãy kiềm chế bản thân. Nếu bạn muốn leo lên cao hơn, thì trước hết hãy hạ thấp bản thân mình xuống. Cho nên, nếu muốn đạt được lợi ích thì trước hết hãy làm ngược lại, hãy rèn luyện một tinh thần sẵn sàng cho đi. Nhất là ở thời đại hiện nay, có quá nhiều người hi vọng không làm mà có ăn, tay không bắt cướp. Thật là mơ giữa ban ngày, không có gieo trồng, chăm bón thì thu hoạch ở đâu mà ra? Không có cho đi thì làm sao mà nhận lại? Quỷ Cốc Tử dạy chúng ta học cách "làm ngược lại", hãy để tư duy phát triển theo chiều hướng ngược lại của sự vật, suy nghĩ sâu sắc từ mặt đối lập của vấn đề, từ đó tìm ra giải pháp. Trên đời này có thứ gì là hoàn hảo không? Quỷ Cốc Tử nói không có, ông cho rằng chắc chắn sẽ có những mâu thuẫn và kẽ hở trong sự thay đổi và phát triển của vạn vật trên thế giới. Tương tự thế, trên đời này cũng không có người hoàn hảo, chỉ cần đã là con người thì nhất định sẽ có điểm yếu. Vậy bạn có biết nên làm gì khi phát sinh xung đột với một ai đó không? Câu trả lời của Quỷ Cốc Tử chính là hãy "luồn cúi", ý gì đây? Chính vì đối phương không hoàn hảo cho nên bạn phải tích cực luồn cúi, tựa như một chiếc máy khoan, bạn càng cúi người thấp đến cỡ này thì càng dễ đào được điểm hiếu từ sâu bên trong đối thủ đến cỡ ấy, sau đó hãy nắm lấy sơ hở và lợi dụng điểm yếu đó để giành lại thế chủ động cho mình, đó mới là thượng sách. Mục đích của kế hoạch là gì? Là để chiến thắng. Mọi người có xu hướng tập trung vào kế hoạch, xem nó là thứ quan trọng nhất. Nhưng Quỷ Cốc Tử không nghĩ như thế, vì nền tảng của kế hoạch là "hiểu người". "Hiểu người" nghĩa là gì? Nghĩa là hiểu rõ tình huống thực sự của đối thủ. Như chúng ta đã biết, con người là một loài động vật biết nói dối và rất giỏi ngụy trang, vì vậy Quỷ Cốc Tử chủ trương phải giấu kỹ tình huống của bản thân, và đồng thời phải nắm rõ những thông tin mà đối thủ cố tình muốn che giấu. Trong binh pháp, chiêu này còn được gọi là "biết người biết ta", chỉ cần bạn chú tâm đi tìm hiểu kỹ đối thủ thì mới có thể lập ra kế hoạch tác chiến hữu hiệu. Trong cuộc chiến này, bạn không thua vì kế hoạch, bạn thua vì không biết rõ đối thủ của mình. Thế nhân luôn có xu hướng thích hùa theo người khác. Họ cho rằng muốn thành công thì bắt buộc phải thế. Trên thực tế, nếu một người ăn theo thái quá thì rất dễ bị mọi người gắn nhãn là ba phải, nịnh bợ, không thành thật. Vậy liệu bạn có muốn ở gần một người như thế không? Một số người cho rằng Quỷ Cốc Tử chủ trương nói hùa theo, nhưng điều đó không đúng, điều mà Quỷ Cốc Tử chủ trương là có cương có nhu, khi cần phải nói thẳng thì nên nói thẳng, khi cần đưa đẩy thì nên đưa đẩy theo người. Cụ thể là khi chưa hiểu rõ tình hình cụ thể thì phải biết khéo léo trong hành động và lời nói, đừng nói quá tuyệt đối một vấn đề nào đó mà hãy chừa đường lui cho mình. Còn khi bạn đã hiểu được tình hình thực tế của sự việc rồi, thì hãy làm một người có nguyên tắc và giới hạn, đường đường chính chính mà nói ra ý kiến của riêng mình. Tư Mã Quang cho rằng có đức mà không có tài thì cùng lắm cũng chỉ được xem là một quân tử mà thôi, nghe thì cũng hay đấy, nhưng thực tế người như vậy, làm người thì không chỗ nào chê, còn nếu làm việc thì đúng là tệ không thể nói. Làm người có thể dựa vào đạo đức, nhưng làm việc nhất định phải biết vận dụng tốt quyền lực và mưu kế. Thực ra thì Quỷ Cốc Tử không phản đối 2 từ "nhân nghĩa", chỉ là ông cho rằng một người không thể chỉ có nhân nghĩa đạo đức, mà còn phải có tài thao lược, biết dụng quyền mưu tính. Cái gọi là công chính, nghĩa là tay trái có lương tri, tay phải có mưu lược, 2 vế này không hề mâu thuẫn lẫn nhau, vì lương tri có thể giúp người ta đi xa hơn, còn mưu lược thì giúp con người trèo cao hơn.3. Tư duy quan hệ
4. Tư duy lựa chọn
5. Tư duy ngược chiều
6. Tư duy luồn cúi
7. Tư duy hiểu người
8. Tư duy cương và nhu
9. Tư duy công chính