Các hạng mục không nên tiết kiệm khi xây nhà

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Đọc sách hay»Các hạng mục không nên tiết kiệm khi xây nhà

Các hạng mục không nên tiết kiệm khi xây nhà

Móng nhà, chống thấm, sơn, vật liệu âm tường… là các hạng mục quan trọng mà gia chủ không nên tiết kiệm.

Những gia chủ chưa có kinh nghiệm xây nhà thường gặp khó khăn khi phải xác định các hạng mục nào không nên tiếc tiền đầu tư. Dưới đây là một số gợi ý về các công đoạn quan trọng trong thi công:

Móng nhà

Dựa vào bản vẽ thiết kế, gia chủ cần tuân thủ các quy định về quy cách, chủng loại sắt hay những biện pháp gia cố, xử lý... đã được các kỹ sư tính toán chi tiết.

Việc có bản vẽ thiết kế sẽ giúp xác định chính xác số lượng, chủng loại, cũng như kích thước sắt. Gia chủ không nên làm móng dựa theo kinh nghiệm, có thể gây lãng phí hoặc không đảm bảo kết cấu, bởi mỗi công trình đều có các tầng địa chất khác nhau.

Chống thấm

Tất các vị trí có nguy cơ gây thấm dột cao đều phải được xử lý đúng quy trình và chủng loại. Đặc biệt ở các vị trí chân tường tầng một, sàn nhà vệ sinh, sàn ban công, sàn sân thượng. Nếu bỏ qua hạng mục chống thấm ngay từ đầu sẽ để lại những hậu quả phức tạp, sau này khó để có thể xử lý triệt để.

Sơn nội - ngoại thất

Sơn là công đoạn quan trọng để đảm bảo tính thẩm mỹ, đồng thời bảo vệ ngôi nhà khỏi tác động của môi trường và thời tiết. Gia chủ nên lựa chọn sản phẩm của những hãng sơn uy tín trên thị trường để đảm bảo công trình luôn bền đẹp trong vòng 5-10 năm tiếp theo.

Để hiệu quả, sơn nội thất sẽ bắt đầu bằng bước sơn lót kiềm, sau đó phủ 3 lớp gồm một lót trắng và 2 lớp màu hoàn thiện. Với ngoại thất, cũng tiến hành sơn 3 lớp tương tự, nhưng sẽ dùng sơn chống thấm có hàm lượng kết dính, phủ bóng cao hơn.

Các vật liệu đi âm tường

Vật liệu đi âm tường trong nhà phổ biến nhất là đường điện, ống nước. Trong đó, hệ thống điện được coi là yếu tố quan trọng, đảm bảo mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày diễn ra thuận lợi, cũng như liên quan trực tiếp đến sự an toàn.

Các sản phẩm dây điện trên thị trường hiện nay không chênh lệch quá nhiều về giá, nên gia chủ cần chọn mua từ thương hiệu uy tín. Việc sử dụng dây điện không rõ nguồn gốc xuất xứ, hay sai hiệu suất tiêu thụ sẽ dẫn đến nguy cơ gây chập cháy toàn bộ hệ thống điện của ngôi nhà. Công tác bảo trì, thay thế sau đó sẽ đòi hỏi chi phí không nhỏ.

Tương tự đường điện, đường ống nước cũng rất khó khắc phục, sửa chữa nếu xảy ra hư hỏng. Đầu tư cho phần việc này sẽ giúp gia chủ hạn chế gặp phải bất tiện khi sinh hoạt.

Lưu ý chung khi triển khai 2 hạng mục điện và nước, đó là quá trình lắp đặt cần được thực hiện bởi những người thợ lành nghề. Không nên vì chênh nhau vài chục nghìn đồng chi phí nhân công trên một m2 mà lựa chọn những tổ thợ kém chất lượng.

Thiết bị vệ sinh

Khi thi công phòng vệ sinh, các thiết bị nước như vòi sen, vòi chậu rửa mặt nên được ưu tiên dùng loại tốt. Nếu có điều kiện, gia chủ có thể đầu tư thêm về bồn cầu. Riêng chậu rửa thì tùy thuộc vào sở thích và tài chính, cơ bản chỉ cần dùng loại thường là đủ.

Lưu ý, gia chủ không nhất thiết phải chọn thiết bị vệ sinh quá cao cấp và đắt đỏ. Xuất xứ có thể từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam nhưng cần có thương hiệu, để đảm bảo chất lượng và độ bền. Gia chủ không dùng hàng nhái hay sản phẩm trôi nổi. 

GÓC BÌNH LUẬN 

Cảm ơn tác giả của bài viết trên, đây chắc chắn là một chủ đề gây nhiều phiền phức nhất cho chúng ta, nhất là những người đang sinh sống tại TPHCM chật hẹp này. Trong số các nội dung trên tôi cũng muốn gửi đến các bạn mối quan tâm hàng đầu của tôi, và nếu có cơ hội xây 1 ngôi nhà mới lần nữa, chắc chắn tôi sẽ là người giám sát thi công Điện -Nước. Bởi lẽ 2 thiết bị này gắn liền với sinh hoạt hàng ngày, hay hư hỏng vặt và chúng gây rất nhiều phiền toái cho chúng ta, nếu các thiết bị hư hỏng, chúng ta dễ dàng thay thế, có tiền thì sài loại xịn, không có nhiều thì ta về tắm ao ta "Made in VN" hoặc hàng tàu...., Còn việc sửa chữa đấu nối đường dây điện âm tường hay Ống nước thì phải thật cẩn thận vì không dễ xử lý, thậm chí còn có thể phải đập bỏ, moi ra sửa chữa, làm xáo trộn mọi sinh hoạt trong ngôi nhà, (Ai cũng biết nhà sửa chữa nhà thường vất vả hơn xây mới rất nhiều). 

Tóm lại cần chú ý 2 việc:  Giám sát việc thi công đi dây điện âm tường, đấu nối vào ổ cắm, công tắc, thiết bị .... theo nguyên tắc thợ vặn vít xong mình nắm dây thử giật ra xem nó có bung dây không cho chắc ăn, rồi mới nghiệm thu cho qua. Còn đối với ống nước thì thường dễ bị xì, rò rỉ sau vài năm sử dụng, nguyên do là keo dính ống nước hết tác dụng, vậy các đầu nối ống nước cần phải dùng sức đóng thật chặt các khớp nối với nhau sau khi bôi keo và tra vào đầu ống. Ống nước thoát ra cần làm ống lớn 200 , để tránh tắc nghẽn sau này, nhất là toilet./.  

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ