Năm nay, trong tay bạn còn bao nhiêu tiền? Bạn tiết kiệm được bao nhiêu tiền?
2021 sắp kết thúc, dù người khác không hỏi, bạn hãy tự hỏi mình xem:
Năm nay, trong tay bạn còn bao nhiêu tiền?
Giở điện thoại, kiểm tra tài khoản ngân hàng, cứ nghĩ rằng kiếm được rất nhiều, trên thực tế, không tiết kiệm được bao nhiêu.
Rồi lại ngồi đó tự hỏi: tiền vất vả kiếm được, rốt cuộc đi đâu hết cả?
Trên mạng có một câu hỏi được khá nhiều người thảo luận như thế này: 9X không tiết kiệm có được xem là bình thường hay không?
Có người nói, giới trẻ ngày nay kiếm được ít nhưng tiêu lại nhiều, tiết kiệm cũng không phải chuyện dễ dàng gì.
Thựa ra, kiếm tiền vốn chẳng phải chuyện dễ dàng gì, đặc biệt là khi bước vào tuổi trung niên, vì vậy, tranh thủ khi còn trẻ, học cách tiết kiệm một phần thu nhập, dẫu sao thì cuộc sống sau này cũng quý giá lắm!
01
Từng đọc được một tin tức như này:
Một phó phòng ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vì muốn trải nghiệm cuộc sống của một người bình thường nên đã quyết định đi làm shipper một ngày.
Vốn cho rằng đi ship hàng rất đơn giản, chẳng qua cũng chỉ là lái xe đi nọ đi kia, nhưng không ngờ lại mệt tới như vậy.
Một ngày của anh ấy như này:
Vì không quen đường xá nên ban đầu không tìm được cửa hàng.
Vội vội vàng vàng tới lấy được đồ ăn, không được nghỉ ngơi, lập tức phải mang đi giao cho người mua.
Đúng tới giờ cao điểm buổi trưa, đơn hàng tới tấp tới thì lại đang ở trên đường lại đúng lúc tắc đường, vậy là không nhận được đơn, đơn nào nhận được thì cũng không kịp giao, chỉ đành thấp thỏm chờ đợi một chỗ.
Dù có giao được đơn thì vẫn vì giao quá giờ mà bị phạt.
Một đơn giao vốn dĩ chẳng được bao nhiêu tiền, lại còn bị phạt.
Cứ như vậy, cả một ngày, vị Phó phòng này chỉ đưa được 6 đơn hàng, kiếm được vỏn vẹn 41 tệ.
Cuối ngày, anh ngồi bên đường, chua xót nói:
"Quả là không dễ dàng gì, thấy nản quá!"
"Đi cả ngày như vậy nhưng lại kiếm được có vài đồng, còn cách mục tiêu 100 tệ của tôi xa quá."
"Đồng tiền thật khó kiếm!"
Nhói lòng hơn đó là có một shipper thực thụ nói với anh ấy một câu rằng:
"Những người ngồi trong văn phòng như các anh không bao giờ hiểu được nỗi vất vả của những người làm nghề như chúng tôi đâu."
Bước vào tuổi trung niên, có người sạch sẽ thơm tho ngồi trong các tòa nhà cao tầng làm việc, có người lại đang lăn lộn với gió mưa bụi bẩn ô nhiễm ngoài đường.
Trên thế giới này, gấm vóc lụa là chỉ là số ít, số nhiều là bươn chải kiếm sống.
Đối với một người bình thường mà nói, kiếm tiền đã khó, tới một độ tuổi nhất định, kiếm càng khó hơn.
Cách đây không lâu, có một đồng hương hỏi tôi có công việc tốt tốt nào giới thiệu cho anh ấy.
Anh ấy đã 35 tuổi, tâm sự với tôi:
"Công việc bây giờ khó tìm quá, hoặc là bảo không cần người trên 35, hoặc là lương ít đến đáng thương."
Lương ít như vậy, liệu có đủ nuôi gia đình hay không!
Thực ra, anh ấy cũng đã đi phỏng vấn tại nhiều công ty, có một công ty đưa ra mức lương cũng gần với kì vọng của anh ấy, tuy nhiên sau đó không thấy công ty hồi âm lại, vậy là qua vài ngày, anh ấy tới làm việc cho một công ty trả lương thấp hơn.
Hết cách, con cái đang tuổi ăn tuổi học, vợ thì cơ thể yếu ớt không được làm việc nặng nhọc, tiền chi tiêu trong gia đình không thể bị ngắt quãng.
Nhưng đáng tiếc là, ngày thứ hai sau khi đi làm ở công ty mới thì anh ấy nhận được điện thoại nói trúng tuyển của công ty lương cao kia, lúc ấy anh ấy đã kí xong hợp đồng với công ty hiện tại.
Thế giới này chính là như vậy, người có tiền trong tay sẽ có nhiều quyền lựa chọn hơn, người không có tiền hoàn toàn không có tiền lựa chọn.
Bước vào tuổi trung niên, kiếm tiền rất khó, tiết kiệm lại càng khó hơn.
02
Trong cuộc sống có một kiểu người như này: khó tiết kiệm được tiền.
Chỉ cần trong tay có chút tiền, không phải tiết kiệm, không phải đầu tư mà lập tức tiêu hết.
Trong tâm lý học có một hiệu ứng tâm lý có tên "tâm lý bù đắp".
Nó nói rằng những người từng bị mắc nợ, đợi tới khi hơi giàu có một chút, họ sẽ tiêu tiền để bù đắp cho những gì họ bị thiếu.
Cuốn "Rich Dad, Poor Dad" có nói về những lý do khiến người nghèo không thể giàu, đó là, ngoài những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, họ không thể trì hoãn sự hài lòng của mình.
Khi kiếm được tiền, họ sẽ lập tức tiêu dùng, mua một chai bia để tự thưởng cho bản thân sau một ngày vất vả, ăn một bữa ngon, hoặc tiêu tiền vào các hoạt động vui chơi để đỡ mệt.
Tệ hơn nữa là khi vẫn không hài lòng, họ sẽ tiêu nhiều hơn kiếm khi có cơ hội.
Một khi con người rơi vào vũng lầy của dục vọng, họ rất dễ bị dục vọng nuốt chửng.
Tôi có một người chị họ, đi làm đã nhiều năm mà vẫn không tiết kiệm được bao nhiêu.
Mỗi lần hỏi tiền đi đâu hết, chị ấy đều nói không biết, lúc nào cũng không đủ tiêu, lương vừa về được mấy ngày đã hết sạch.
Nhưng cứ vào phòng chị ấy là lập tức hiểu được.
Trong phòng toàn là những quần áo, giày dép, túi xách đúng mùa đúng mốt nhất.
Bàn trang điểm đủ các loại phấn trang điểm, đồ chăm sóc da, một lọ tới vài triệu đồng.
Ăn gì cũng phải ăn ngon nhất, mua phải là đồ tốt nhất.
Người không biết sẽ tưởng chị ấy hoặc là lương cao, hoặc là nhà có điều kiện.
Nhưng chị ấy chẳng qua cũng chỉ là một nhân viên văn phòng bình thường, gia cảnh cũng bình thường.
Có một lần ba chị ấy phải vào viện phẫu thuật, khi ấy, chị ấy không góp được bao nhiêu, chỉ đành biết đi vay tiền.
Đi làm nhiều năm như vậy, chị ấy không kiếm được tiền ư? Tất nhiên là không.
Phải kiếm được thì mới mua được nhiều đồ đắt tiền như vậy.
Nhưng dùng lời của chị ấy thì là, thấy người khác đeo cái túi đẹp, chị cũng muốn mua.
Công việc vất vả nên luôn muốn tự bù đắp cho bản thân, một cũng là để khoe khoang cho người ta thấy một chút, hai là để tự thỏa mãn bản thân.
Cứ như vậy, tháng nhận được bao nhiêu tiêu hết sạch bấy nhiêu.
Người càng không được cuộc sống thiện đãi, càng tìm cách để bù đắp cho mình để tìm thấy sự cân bằng trong tâm lý.
Họ có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, mãi tới khi rơi vào hoàn cảnh khẩn cấp mới hiểu được rằng, tiết kiệm, mới chính là đáp án trong thế giới của người lớn.
Cùng dần dần hiểu được rằng, càng không có tiền, càng phải tìm cách tiết kiệm.
Vào những lúc nước sôi lửa bỏng, trong túi có tiền, mới có sức mà chống chọi lại được với cuộc sống, có tiết kiệm được tiền rồi, mới có cơ hội để tiền đẻ ra tiền.
03
Đời người là một hành trình dài, bạn nhất định phải học được cách làm chuồng trước khi bò mất.
Tuyệt đối đừng sống kiểu nay biết nay, mai tính sau.
Kiếm tiền, là năng lực bắt buộc của người trưởng thành, tiết kiệm tiền là kĩ năng mà mỗi một người lớn nên học.
Khi còn trẻ, chúng ta luôn cho rằng kiếm tiền là giỏi, tiêu tiền cho sướng, người tiết kiệm hay tính toán chi li, không hào phóng chút nào.
Càng lớn tuổi càng phát hiện ra được rằng, kiếm tiền khó, tiêu tiền nhanh, người biết tiết kiệm mới là người khôn ngoan.
Tương lai sau này bạn sẽ sống cuộc sống ra sao, nó phụ thuộc vào việc bạn tiết kiệm được bao nhiêu tiền từ bây giờ.
Tiết kiệm không phải để tự do tài chính, mà là để khi mưa gió xảy đến, chúng ta có thể tự làm mái che cho chính mình.
Tiết kiệm tiền có thể khiến bạn hiện tại cảm thấy không thoải mái, nhưng nó đem lại cho bạn một tương lai ung dung.
Thế giới của người lớn, đâu đâu cũng là người cần dựa vào mình, ngoài người thân ra, tiền bạc chính là cảm giác an toàn lớn nhất.
Lý do tiết kiệm, không chỉ khiến bản thân độc lập không dựa dẫm vào ai, mà còn để bản thân có thể tiến xa hơn vì lý tưởng trong lòng.
Vì vậy, rảnh rỗi thì kiếm thêm ít tiền, không có việc gì làm thì hãy tranh thủ mà tiết kiệm!
(Sưu tầm)