7 thói quen nâng đỡ tinh thần, rèn luyện được thì tuổi nào cũng lạc quan yêu đời, dồi dào trí lực

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Đọc sách hay»7 thói quen nâng đỡ tinh thần, rèn luyện được thì tuổi nào cũng lạc quan yêu đời, dồi dào trí lực

7 thói quen nâng đỡ tinh thần, rèn luyện được thì tuổi nào cũng lạc quan yêu đời, dồi dào trí lực

Đừng để những năm tháng tuổi già trôi qua mệt mỏi, trì trệ, khi mà bản thân hoàn toàn có thể trở nên sung sức và nhiệt thành, nếu chuẩn bị ngay từ bây giờ. 

 

Từ xưa đến nay, tuổi già luôn là quãng thời gian đáng quý để mỗi người cho phép bản thân nghỉ ngơi, dưỡng già, hoàn thành những tâm nguyện còn dang dở, vui thú điền viên với con cháu. Để thực hiện được những điều đó, một cơ thể khỏe mạnh và một tâm hồn đầy sức sống là những yêu cầu quan trọng cần phải có. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để giúp bản thân luôn dồi dào sinh lực và trí lực như vậy.

Sau đây là 7 thói quen cần thiết mà mỗi người cần rèn luyện để biến bản thân trở thành một phiên bản tràn đầy sức sống, sôi nổi và nhiệt tình tận hưởng cuộc sống

1. Tập tư duy về sự dồi dào

Trừ thời gian tuổi thơ, còn lại hầu hết mọi người đều phải lo lắng về tiền bạc trong đời - khi còn trẻ, ta luôn cố gắng đầu tư một cách khôn ngoan, sống trong khả năng của mình, tránh mắc nợ, v.v…; nhưng cũng không ai muốn suy nghĩ đó đeo đẳng mãi đến khi về già.

Để xóa bỏ nó, ta cần một tư duy dồi dào về mọi khía cạnh như tài chính, tinh thần, tâm hồn, cảm xúc, công việc và mối quan hệ. 

Hãy tập tạo niềm tin vững chắc rằng mọi ước vọng của bản thân sẽ được thỏa mãn, điều đó sẽ giúp loại bỏ rất nhiều lo lắng và căng thẳng không cần thiết, hơn nữa còn giải phóng năng lượng tinh thần để ta thỏa sức sáng tạo – đây là một sự chuẩn bị không thể thiếu cho tuổi già.

2. Chăm sóc tốt cho tinh thần

Hãy xây dựng sự tĩnh lặng và bình yên bên trong tinh thần, thông qua luyện tập chánh niệm hay thiền định. Giống như việc tập thể dục thường xuyên - nếu kiên trì giữ gìn vóc dáng khi còn trẻ, thì việc tiếp tục giữ được dáng ở tuổi bảy mươi cũng hoàn toàn khả thi. 

Chăm sóc tinh thần cũng như vậy, nó sẽ mang lại cho bạn sự bình an và vui vẻ vượt qua mọi thời điểm tốt và xấu trong các giai đoạn của cuộc đời. Càng lớn tuổi, ta sẽ càng thấy nó quan trọng và cần thiết.

3. Đặt ra các mục tiêu

Các mục tiêu sẽ mang lại cảm giác có mục đích, sự tập trung và cảm giác tự hào mãn nguyện khi đạt được. Dù ở độ tuổi nào, nó cũng sẽ giúp ta cống hiến và có động lực.

Hãy tập suy nghĩ về các di sản mà bản thân có thể để lại cho hậu thế. Việc đó sẽ nâng tầm các mục tiêu, giúp bản thân đưa ra những khát vọng sâu sắc hơn, làm cơ sở để tạo nên những điều khác biệt đáng kể, hướng đến quãng thời gian sau này.

4. Chăm sóc cơ thể

Có sức khỏe là có tất cả, nhất là một cuộc sống năng động. Khi còn trẻ, chúng ta thường phớt lờ sức khỏe bản thân, không nghĩ tới hậu quả về già. Nhưng đó là một suy nghĩ tai hại và cần phải thay đổi.

Hãy dành cho cơ thể một sự quan tâm xứng đáng, bằng những chế độ ăn uống và luyện tập có lợi, như hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhiều trái cây và rau hữu cơ, tập thể lực, chơi thể thao, tập yoga, hạn chế rượu bia, ngủ đủ giấc, …

Đừng sống một tuổi trẻ buông thả, để rồi tuổi già phải thấm thía và nuối tiếc. Cũng đừng để bản thân lười vận động khi về già – điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe.

5. Làm những công việc thú vị, có ý nghĩa và phục vụ người khác

Việc tận hưởng những gì mình làm sẽ tạo ra năng lượng tích cực nuôi dưỡng cơ thể, trí óc và tâm hồn, từ đó mang lại sự sáng tạo, niềm vui và sự lạc quan cho cuộc sống.

Cần phải biết bản thân muốn gì, và quan trọng hơn đừng để bản thân bị gò ép trong một khuôn mẫu nào, đó mới là điều quan trọng để tìm kiếm công việc yêu thích, nhờ đó, nội tâm ta cũng tìm thấy được sự bình an, tránh phải hối tiếc khi đã về già.

6. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà tận hưởng tuổi già

Con người là tổng hòa các mối quan hệ, và chúng có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến bản thân ta. Do đó, cần biết giữ cho bản thân tỉnh táo, tránh để bị lây lan bởi cảm xúc của người khác – nhất là những cảm xúc tiêu cực.

Hãy cố gắng duy trì thái độ tích cực trong mọi hoàn cảnh, sẵn sàng lắng nghe những quan điểm khác nhau, hạn chế tối đa mọi căng thẳng, và sẵn sàng tha thứ cho những sai lầm của bản thân và mọi người.

Một điều khác cần chú ý: hãy dành thời gian cho mối quan hệ với những người hòa nhã. Có như vậy, ta mới thường xuyên tiếp xúc với những cảm xúc dễ chịu và tích cực.

7. Hãy giữ thái độ thân thiện, tốt bụng và biết ơn với mọi người

Khi cảm thấy hạnh phúc và bình yên với chính mình, ta sẽ dễ dàng lan tỏa tới người khác, truyền cho họ năng lượng tích cực và hấp dẫn họ về phía mình.

Thân thiện không hề khó, thông qua những điều nhỏ nhặt hàng ngày, ta đều có thể tập trò chuyện, quan tâm, lắng nghe và đồng cảm với mọi người.

Cũng không được quên thể hiện lòng biết ơn, vì nó giúp chúng ta chạm vào trái tim chính mình, và trái tim người đối diện. Hãy thực hành lòng biết ơn nhiều nhất có thể khi thức giấc mỗi ngày, vì nó sẽ tiếp thêm sinh lực, khiến ta luôn khiêm tốn và trân quý cuộc sống.

 

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ